CÁC LOẠI CÂY CHỮA BỆNH XƯƠNG KHỚP VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 25/07/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh lý xương khớp gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt với người bệnh và đặc biệt đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi người mắc bệnh. Nếu tân dược có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng tạm thời nhưng dễ tái phát trở lại thì các bài thuốc từ các loài cây chữa bệnh xương khớp lại đem đến nhiều hiệu quả tốt trong việc giảm các triệu chứng bệnh và phòng ngừa tái phát.

Bệnh xương khớp theo quan điểm Y học cổ truyền

Theo biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, căn nguyên gây bệnh xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp...hầu như đều xuất phát bởi sự bế tắc thuộc chứng Tý.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp 

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xương khớp bao gồm:

Nguyên nhân ngoại sinh: Xuất phát do tuổi tác, sức đề kháng suy yếu dẫn đến cơ thể dễ nhiễm phong, hàn, thấp gây bí tắc khí huyết tại Xương khớp.

Nguyên nhân nội sinh: Là căn nguyên xuất phát từ chính người bệnh như: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, lao động nặng trong môi trường không đảm bảo dễ sinh mầm bệnh. Khi mầm bệnh ủ kín trong cơ thể lâu ngày dẫn đến khi được phát hiện thì bệnh đã ở thể nặng, gây nhiều ảnh hưởng xấu tới hoạt động cơ thể.

Nguyên nhân kết hợp của ngoại sinh và nội sinh: Mầm bệnh xuất phát từ việc kết hợp 2 nguyên nhân trên đều dẫn tới việc khí huyết tới xương khớp kém lưu thông, không đủ dinh dưỡng nuôi gân mạch và gây ra bệnh lý xương khớp mãn tính.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh xương khớp
Triệu chứng lâm sàng của bệnh xương khớp 

Triệu chứng lâm sàng

Với người gặp các bệnh lý xương khớp thì thường gặp một số triệu chứng như:

  • Đau các khớp, đau không cố định mà có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, có thể sợ gió
  • Sưng viêm các khớp
  • Chức năng can thận kém
  • Cơn đau nặng vào sáng sớm và tối…

Thông thường người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng phối hợp. Dựa vào quan sát và hỏi thăm triệu chứng bệnh, các bác sĩ Y học cổ truyền có thể đưa ra chẩn đoán bệnh lý như: Phong hàn nhiệt tý, phong thấp nhiệt tý, hay chứng can thận âm hư…

Các loại cây chữa bệnh xương khớp ai cũng cần biết

Quan điểm trong Đông y là sử dụng các hoạt chất có hoạt tính sinh học và công dụng lưu thông khí huyết, trừ phong thấp được chiết xuất từ chính các cây thuốc chữa bệnh xương khớp.

Ngoài việc dùng các bài thuốc có chứa cây thuốc chữa bệnh xương khớp, để kết quả điều trị tốt nhất người bệnh nên kết hợp cùng các phương pháp điều trị như: vận động nhẹ, tập dưỡng sinh, xoa bóp, châm cứu, chườm nóng…

Dưới đây là một số cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp đã được ứng dụng nhiều trong Y học cổ truyền.

Dây đau xương là loại cây chữa bệnh xương khớp được nhiều người biết đến

Dây đau xương hay còn gọi là Tục cốt đằng, tên khoa học là Tinospora tomentosa Miers.syn, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae)

Dây đau xương là một trong các loại cây chữa bệnh xương khớp được rất nhiều người biết đến. Là loài cây mọc hoang ở nhiều nơi nước ta, thân cây Dây đau xương là một vị thuốc có vị đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp và chủ trị trong các trường hợp sai khớp xương, bong gân, chữa đau nhức xương khớp, đau mỏi gối do thận yếu.

Dây đau xương là loại cây chữa bệnh xương khớp được nhiều người biết đến
Dây đau xương là loại cây chữa bệnh xương khớp được nhiều người biết đến

Các loại cây chữa bệnh xương khớp: Tang ký sinh

Tang ký sinh là tên dược liệu của cây Tầm gửi sống ký sinh trên cây Dâu tằm, có tên khoa học là Loranthus gracilifolius Schult.

Bộ phận dùng trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp của Tang ký sinh là những đoạn thân, cành lá phơi khô, trong đó chứa nhiều thành phần hóa học là Quercetin, avicularin. 

Tang ký sinh không chỉ được dùng trong các bài thuốc nam mà Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu công nhận đây là cây thuốc chữa bệnh xương khớp thiên về phong thấp, viêm khớp. Ngoài ra Tang ký sinh còn kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc điều trị tăng huyết áp, tê bì chân tay, phụ nữ mới sinh thiếu sữa,...

Cốt toái bổ được dùng trong chữa bệnh xương khớp

Cốt toái bổ hay còn gọi là Tắc kè đá, có tên khoa học là Drynaria fortunei J.Sm, thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae)

Là cây thân cỏ, sống lâu năm phụ sinh trên cây thân gỗ và đá, Cốt toái bổ có thành phần hóa học chính là Tinh bột và Flavonoid. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của loại dược liệu này trong các bài thuốc bổ thận, trị đau xương, đau lưng mỏi gối, chữa dập xương,...

Có thể sử dụng Cốt toái bổ bằng cách uống hoặc giã lấy bã đắp bên ngoài để chủ trị các bệnh cơ - gân - xương.

Thổ phục linh 

Trong các loại cây chữa bệnh xương khớp thì Thổ phục linh (Smilax glabra Wall. ex Roxb) là loại được rất nhiều người biết đến. Đây không những là một cây thuốc chữa bệnh xương khớp phổ biến mà còn có công dụng đến nhiều bệnh lý khác như: Chữa viêm bàng quang, Chữa viêm da có mủ, Hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang.

Bộ phận dùng làm dược liệu của Thổ phục linh là thân rễ phơi khô chứa các hoạt chất Saponin, Tannin. Dược liệu có vị ngọt, nhạt, tính bình với tác dụng giải độc trừ thấp, lợi quan tiết, trị mai độc, lâm trọc, thường dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân và bạc, eczema (chàm) và hỗ trợ điều trị một số dạng ung thư.

Các loại cây chữa bệnh xương khớp: Thổ phục linh
Các loại cây chữa bệnh xương khớp: Thổ phục linh 

Xích đồng nam 

Xích đồng nam (Clerodendrum squamatum (Vent.) Willd, thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có tên gọi khác là mò hoa đỏ.

Xích đồng nam có thể sử dụng gần như toàn cây làm dược liệu: Rễ, thân, cành mang lá. Thành phần hóa học chính là Alcaloid, Flavonoid và muối Calci đã được chứng minh công dụng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Với vị đắng, tính mát, quy vào kinh Tâm, Tỳ, Xích đồng nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong trừ thấp, tiêu viêm và thường dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau mỏi gối, tê bì chân tay...

Các loại cây chữa bệnh xương khớp: Địa liền 

Địa liền có tên gọi khác là Sơn nại, Sa khương, Tam nại, Thổ xạ hương, tên khoa học là  Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Địa liền (hay bị nhầm với tên gọi Địa liên) là cây cỏ sống nhiều năm và sử dụng thân rễ làm dược liệu chữa bệnh. Dược liệu Địa liền chữa nhiều tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là acid p-methoxy ethylcinamat và tinh bột.

Địa liền là cây thuốc chữa bệnh xương khớp theo cơ chế hành khí, thống huyết ứ, ôn trung, tiêu thực từ đó các chứng đau nhức xương khớp, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau răng, cao huyết áp...Có thể dùng làm thuốc xoa bóp bên ngoài vị trí đau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý xương khớp theo quan điểm Y học cổ truyền và các loại cây chữa bệnh xương khớp hiệu quả đã được ứng dụng. Hy vọng những thông tin trên đã phần nào cung cấp thêm thông tin cần thiết cho quý độc giả. 

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh