Cứng hàm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 25/11/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Trong số các triệu chứng liên quan đến khớp thì cứng hàm ít gặp hơn cả, tuy nhiên, đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm. Vậy cứng hàm là gì, nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết sau, mời bạn cùng theo dõi:

Hiện tượng cứng khớp hàm

Cứng hàm là tình trạng hàm không thể há rộng do các cơ nhai quanh hàm bị co rút hoặc viêm gây ra khó khăn trong sinh hoạt như nhai thức ăn, uống nước, nuốt nước bọt, nói chuyện và vệ sinh răng miệng.

Miệng không thể há rộng là triệu chứng điển hình của hiện tượng cứng hàm, bên cạnh đó, có thể kèm theo một số biểu hiện như:

- Hàm không vận động nhưng vẫn đau

- Hàm có cảm giác đau thắt

- Khó khăn khi nhai, thậm chí không thể nhai hoặc nuốt một số đồ ăn nhất định.

- Tiếng “click” trong hàm

- Có thể thấy khó chịu ở mặt, mũi, miệng hay tai ở 1 hoặc cả 2 bên.

- Khó chịu ở một hay hai bên mặt, hàm, mũi, miệng, hay tai.

Cứng hàm gây khó khăn trong ăn uống
Cứng hàm gây khó khăn trong ăn uống

Nguyên nhân bị cứng hàm

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng cứng hàm, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm

Cứng hàm là triệu chứng phổ biến thường gặp trong bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm. Theo các nghiên cứu cho thấy, có 11,2% trường hợp rối loạn khớp thái dương hàm gặp tình trạng cứng hàm, khó mở miệng. Nguyên nhân của tình trạng này là do khớp nhai bị khóa lại ở 1 hoặc cả 2 bên gây đau khớp hàm và các cơ xung quanh.

Bệnh có các triệu chứng điển hình như:

- Khó mở to miệng.

- Đau nhói ở hàm, làm lên tai và mặt.

- Đau tăng lên khi nhai thức ăn

- Nghe thấy tiếng “click” hoặc kêu ken két phát ra từ hàm khi nhai thức ăn.

Rối loạn khớp thái dương hàm không phải là một bệnh lý nguy hiểm, bệnh có thể tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị gì.

  • Tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng làm cho hàm bị cắn chặt vô thức trong lúc ngủ dẫn đến hàm bị cứng và đau khi thức dậy. Ngoài đau và cứng hàm, tật nghiến răng còn gây ra một số triệu chứng khác như đau và căng cứng toàn bộ vùng mặt và cổ; có thể kèm theo nhức đầu và đau tai.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân gây ra nghiến răng, nhưng người ta nhận thấy chứng này liên quan đến một số vấn đề như: căng thẳng, stress, di truyền, răng mọc không đều hay tư thế ngủ không đúng.

  • Nhai nhiều quá mức

Khớp thái dương hàm phải thường xuyên hoạt động liên tục như nhai kẹo cao su hoặc một số thứ khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến cứng hàm, đặc biệt là hàm dưới.

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý tự miễn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khớp trong cơ thể, có đến 80% người bị viêm khớp dạng thấp có biểu hiện viêm khớp thái dương hàm dẫn đến cứng hàm. Ngoài ra, bệnh còn gây tổn thương khớp nhai và các mô, cơ xung quanh, thậm chí gây hủy xương vùng khớp thái dương hàm.

  • Thoái hóa khớp thái dương hàm

Thoái hóa khớp thái dương hàm thường hiếm gặp, song không phải không có khả năng xảy ra. Thoái hóa khớp gây nên tình trạng cứng và đau ở hàm và các vùng xung quanh hàm.

  •  Bệnh uốn ván

Đây là bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bệnh có các triệu chứng điển hình là co cứng cơ toàn bộ cơ thể trong đó bao gồm cả cơ hàm.

  • Ngoài ra nhổ răng, chấn thương hay xạ trị vùng đầu, mặt, cổ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứng hàm.
    Nhổ răng có thể gây cứng hàm
    Nhổ răng có thể gây cứng hàm

     

Khi bị cứng khớp thái dương hàm phải làm sao?

Cứng khớp thái dương hàm gây rất nhiều khó khăn cho người bệnh, mặc dù bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giảm bớt tình trạng này:

- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng hàm bị đau để làm giãn cơ nhai, giảm bớt cứng hàm.

- Chườm nóng hoặc lạnh vùng hàm: Khi bị đau và cứng hàm, bạn hãy đặt một túi nước nóng hoặc một túi đá lạnh lên vùng xương hàm, sau một vài phút, bạn có thể thấy cơn đau được giảm đi đáng kể.

- Hạn chế ăn các thực phẩm dai, khô, cứng để giảm hoạt động của khớp thái dương hàm.

Ngoài ra nếu cơn đau dữ dội, cứng hàm không giảm mặc dù đã áp dụng những cách trên có thể bạn cần có sự trợ giúp của một vài loại thuốc giảm đau, giãn cơ thông dụng như Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac,…

Thậm chí, nếu những cách điều trị trên không cải thiện tình hình, vấn đề phẫu thuật khớp thái dương hàm có thể được nha sĩ đặt ra để khắc phục tình trạng cứng khớp thái dương hàm.

Phòng ngừa hiện tượng cứng hàm

- Giữ thái độ lạc quan, tích cực; hạn chế căng thẳng, stress.

- Hạn chế tật nghiến răng hoặc siết chặt hàm.

- Chăm sóc và giữ vệ sinh răng miệng, kịp thời phát hiện răng mọc lệch để xử trí tránh tình trạng sai khớp cắn do răng mọc lệch.

Chăm sóc răng miệng sạch sẽ giúp giảm hiện tượng cứng hàm
Chăm sóc răng miệng sạch sẽ giúp giảm hiện tượng cứng hàm

- Hạn chế nhai kẹo cao su hoặc các thức ăn cần hoạt động nhiều của cơ hàm như thịt bò, kẹo dẻo, mực khô,…

- Nên ăn thức ăn mềm, lỏng, kích thước nhỏ và nhiều nước để tránh nhai nhiều.

- Từ bỏ các thói quen cắn móng tay, mút tay, kẹp điện thoại vào cổ để tránh sai khớp thái dương hàm.

Điều trị cứng hàm chỉ đạt hiệu quả khi nguyên nhân gây bệnh được giải quyết. Do vậy, ngay khi phát hiện tình trạng, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân cũng như cách giải quyết cho phù hợp, tránh điều trị sai làm nặng hơn tình trạng bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
 

Bình chọn

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh