Đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối là bệnh gì?

Ngày đăng: 16/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Đau khớp ngón tay khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp, nguyên nhân  có thể bị do mẹ bầu làm việc hoặc do trạng thái tâm lý căng thẳng mà ảnh hưởng đến. Nhưng đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối có phải mắc bệnh gì không? tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị nhé.

Triệu chứng của đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối

Một vài triệu chứng đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối các mẹ nên lưu ý như: 

- Cảm giác đau nhức, mỏi, ngứa, khó chịu ở các vị trí khớp ngón tay. Tình trạng này trở nên tồi tệ khi các mẹ thực hiện động tác cầm, nắm.

- Ngón tay bị sưng, đỏ, tấy ở vùng khớp.

- Ngón tay có cảm giác cứng hơn bình thường, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạch cạch khi di chuyển ngón tay.

- Cảm giác tê, ngứa trong xương lan khắp bàn tay và các ngón tay.

đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối
Đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối

Nguyên nhân đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối

Theo các chuyên gia tình trạng đau nhức ngón tay khi mang thai là do một vài nguyên nhân dưới đây:

- Sự thay đổi relaxin trong cơ thể: khi mang thai hormone relaxin trong cơ thể mẹ thay đổi, hàm lượng hormone này sản sinh nhiều hơn để giúp khớp xương háng mở rộng phục vụ cho quá trình sinh nở sắp tới. Nhưng đôi khi hormone này lại làm tác động đến cả các khớp ngón tay gây ra đau nhức ngón tay vào tháng cuối thai kỳ.

- Chấn thương bên ngoài: khi mẹ gặp phải một vài chấn thương, những tác dụng vật lý từ bên ngoài như ngã, va đập, chống tay xuống đất,...cũng là nguyên nhân gây đau nhức ngón tay.

- Tư thế ngủ không hợp lí: đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến cho các mẹ bị đau ngón tay, do bụng to nên các mẹ phải nằm nghiêng sang một bên và dùng tay gối đầu hoặc nằm đè lên tay khiến cho máu không thể lưu thông đến bàn tay và các ngón tay gây ra cảm giác đau đớn, tê bì ở bàn tay, ngón tay.

- Hội chứng liên quan ống cổ tay: bệnh ống cổ tay hay tên gọi khác là hội chứng carpal tunnel đây là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai. Vì khi mang thai cơ thể tăng cân kèm theo dễ tích nước khiến cho dây thần kinh chạy qua ống cổ tay bị chèn ép gây ra đau nhức cổ tay, bàn tay, ngón tay, tình trạng này hay xảy ra vào ban đêm.

- Viêm xương khớp ngón tay: có nhiều nguyên nhân dẫn đên đau ngón tay là do viêm khớp xương, vì lớp sụn giữa hai khớp xương bị bào mòn theo thời gian nên khi vận động hai đầu xương va chạm mạnh vào nhau chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các mẹ làm việc văn phòng thường xuyên phải gõ máy tính hoặc các mẹ làm việc trong ngành may mặc. 

Viêm xương khớp ngón tay
Viêm xương khớp ngón tay

Bầu tháng thứ 8 đau khớp ngón tay có sao không?

Trong trường hợp cơn đau ngón tay xuất hiện do những nguyên nhân như chấn thương, thay đổi hormone cơ thể, nằm sai tư thế thì các mẹ không nên quá lo ngại vì tình trạng đau này sẽ kết thúc nếu như các mẹ có thời gian thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng chế độ chăm sóc phù hợp tại nhà.

Nhưng ngược lại nếu cơn đau này là dấu hiệu của một loại bệnh lý nào đó thì các mẹ nên đến bệnh viện khám để chẩn đoán và có hướng điều trị sớm tránh những biến chứng xấu xảy ra khi vào giai đoạn cuối cùng của thai kỳ này. Nếu đau ngón tay do bệnh lí mà không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả xấu gây tổn thương khớp, biến dạng khớp ngón tay, cơn đau sẽ kéo dài đến sau sinh gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các mẹ.

Điều trị đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối

Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ không nên sử dụng  thuốc trừ khi bất đắc dĩ,  chính vì vậy cách điều trị đau khớp ngón tay bằng các phương thuốc dân gian luôn là lựa chọn hàng đầu với các mẹ. Một vài bài thuốc có hiệu quả cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay khi mang thai tháng cuối như:

- Sự kết hợp của gừng và muối: từ xưa đến nay gừng luôn có tác dụng trong việc kháng viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết. Muối có công dụng sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Sự kết hợp giữa gừng và muối tạo ra một bài thuốc giúp giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Cách làm sau đây: hòa tan muối trong nước ấm sau đó cho gừng đập dập vào ủ trong vòng 10 phút, sau đó ngâm bàn tay trong hỗn hợp khoảng 15 phút, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Sự kết hợp của gừng và muối giúp giảm viêm khớp ở bà bầu
Sự kết hợp của gừng và muối giúp giảm viêm khớp ở bà bầu

- Ngải cứu: đây được xem là thảo dược chữa đau nhức xương khớp, ngải cứu có tính ấm có khả năng chống viêm, chữa đau nhức cơ, xương. Lấy ngải cứu rang nóng kết hợp cùng muối hoặc rượu sau đó đắp lên các ngón tay bị đau khoảng 10-15 phút hàng ngày hiệu quả giảm đau rất tốt.

- Lá lốt: lá lốt có vị ngọt, tính ấm có công dụng giảm đau, ngừa viêm. Lá lốt vò sát đun sôi với nước, để nguội sau đó ngâm tay khoảng 10-15 phút mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau tức thì mà lá lốt mang lại.

Bên trên là tất cả các bài thuốc dân gian được bào chế từ các loại thảo dược gần gũi dễ kiếm, và đặc biệt là đều sử dụng bên ngoài để ngâm bóp nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đau khớp ngón tay khi mang thai tháng có thể dấu hiệu bệnh lý nên các mẹ nếu thấy những triệu chứng bất thường thì nên đi khám ngay tránh để lâu khiến bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Xem thêm: Viêm khớp cổ tay

Xếp hạng: 3.9 (7 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh