Bệnh đau thần kinh tọa - Hiểu đúng trị đúng

Ngày đăng: 10/03/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh liên quan trực tiếp đến dây thần kinh và xương khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Dấu hiệu nào nhận biết bạn đang bị đau dây thần kinh tọa? Nguyên nhân và cách điều trị đau thần kinh tọa thế nào?

1. Bệnh thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa hay được gọi là dây thần kinh hông to, kéo dài từ thắt lưng xuống đến hông, hai bên mông và xuống mặt sau của cẳng chân, các ngón chân. Đây là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, mỗi người đều có hai dây thần kinh tọa chạy dọc hai bên của cơ thể. Khi bị tổn thương hay bị chèn ép dây thần kinh tọa sẽ gây ra tình trạng đau nhức được gọi là đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa thường xảy ra ở một bên của cơ thể, cơn đau sẽ xuất hiện dọc theo đường đi của dây thần kinh này.

Đau thần kinh toạ
Bệnh đau thần kinh toạ

2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ rệt và người bệnh thường hay bỏ qua. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến việc đau thần kinh tọa không được phát hiện sớm và gây ra nhiều biến chứng. Chính vì vậy, khi phát hiện ra các triệu chứng dưới đây bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám bởi rất có thể bạn đang bị đau thần kinh tọa:

Triệu chứng đau thần kinh toạ
Triệu chứng đau thần kinh toạ

2.1. Cơn đau xuất hiện khi làm việc nặng

Ở giai đoạn nhẹ bạn có thể phát hiện tình trạng đau dây thần kinh tọa bằng cách dựa vào các cơn đau khi lao động nặng, đặc biệt là khuân vác vật nặng. Các cơn đau này sẽ giảm dần khi bạn nghỉ ngơi.

2.2. Đau xuất hiện dọc theo dây thần kinh tọa

Các cơn đau thần kinh tọa thường kéo dài theo dây thần kinh tọa, bắt đầu từ lưng đau lan xuống mông, đùi, bắp chân, bàn chân và ngón chân. Một số trường hợp đau chỉ xuất hiện dọc hai bên chân. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương mà mức độ đau sẽ khác nhau. Nếu tổn thương thần kinh tọa xảy ra ở rễ L4 người bệnh có thể bị đau lan xuống khoeo chân. Nếu tổn thương xảy ra ở rễ L5 người bệnh sẽ bị đau kéo dài xuống cả các ngón chân.

Triệu chứng và biến chứng đau thần kinh toạ

2.3. Mức độ đau

Khi bị đau thần kinh tọa các cơn đau sẽ bắt đầu từ âm ỉ đến dữ dội ở những vị trí có dây thần kinh chạy qua. Khi bạn ho, hắt hơi hay ngồi quá lâu một tư thế các cơn đau thần kinh tọa có xu hướng tăng lên.

2.4. Khả năng lan tỏa

Đau thần kinh tọa không khu trú tại một vị trí mà lan tỏa sang cả vùng lưng, mông, đùi, bắp chân, ngón chân. Điều này làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

2.5 Các triệu chứng khác

Ngoài triệu chứng đau, khi bị đau thần kinh tọa bạn còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như tê bì, ngứa ran, yếu cơ bàn chân, cơ chân.

3. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, để dễ dàng hơn cho việc chẩn đoán và điều trị, các chuyên gia xương khớp chia đau dây thần kinh tọa thành 2 nhóm chính:

Nguyên nhân đau thần kinh toạ
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

3.1. Đau thần kinh tọa không do bệnh lý

Chấn thương, tai nạn trong sinh hoạt, công việc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đau thần kinh tọa. Những chấn thương này có thể gây chèn ép các rễ thần kinh gây đau thần kinh tọa và ảnh hưởng đến khả năng vận động, các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 20% người bệnh đau thần kinh tọa là do nguyên nhân này.

3.2. Đau thần kinh tọa do bệnh lý 

Các bệnh lý xương khớp là nguyên nhân phổ biến gây đau thần kinh tọa. Các bệnh lý có thể dẫn đến các cơn đau thần kinh tọa gồm có:

Thoát vị đĩa đệm

Có thể nói, thoát vị đia đệm là thủ phạm đầu tiên gây đau thần kinh tọa. Khi thoát vị đĩa đệm, các nhân nhầy sẽ theo vết nứt của vòng sợi thoát khỏi vị trí giải phẫu bình thường của nó, các nhân nhầy này sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng. Chính điều này là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, mức độ đau thần kinh tọa còn phụ thuộc vào mức độ thoát vị đĩa đệm. Trước đây thoát vị đia đệm chỉ gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa còn ngày nay thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau thần kinh toạ do bệnh lý
Đau thần kinh toạ do bệnh lý

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như biến dạng cột sống, mọc gai xương… Chính những tổn thương này sẽ tác động lên dây thần kinh tọa và gây ra tình trạng đau nhức.

Trượt đốt sống

Trượt đốt sống thường xảy ra do một chấn thương đột ngột nào đó. Tình trạng này thường xuất hiện kèm theo thoái hóa cột sống gây chèn ép vào rễ thần kinh tọa.

Viêm cột sống dính khớp

Các biểu hiện của viêm cột sống dính khớp thường diễn ra âm thầm và khó phát hiện. Khi bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng sẽ có biểu hiện đau nhức thắt lưng, hông vào ban đêm, bị co cứng mỗi buổi sáng thức dậy. Đây chính là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

Viêm đốt sống

Viêm đốt sống hay gặp ở người già, tình trạng này gây chèn ép lên các dây thần kinh và gây ra đau thần kinh tọa.

4. Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh đau thần kinh tọa mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Hiện nay các phương pháp chữa đau thần kinh tọa hay được sử dụng gồm có:

4.1. Chữa đau thần kinh tọa bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh

Với các trường hợp đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ có thể sử dụng biện pháp chườm nóng hoặc lạnh để làm giảm triệu chứng đau nhức. Nhiệt độ sẽ giúp thư giãn cơ bắp và làm giảm áp lực đè nén lên các rễ thần kinh tọa từ đó các cơn đau nhức, tê bì sẽ được cải thiện. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh đặt lên vị trí đau khoảng 20 - 30 phút nhé.

Chườm nóng chườm lạnh
Chườm nóng hoặc lạnh làm giảm triệu chứng đau nhức

4.2. Luyện tập thể dục hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa

Các bài tập giãn cơ sẽ giúp vùng lưng được thư giãn, áp lực được giải phóng. Dây thần kinh tọa không còn bị chèn ép, từ đó các cơn đau sẽ được giảm dần.

4.3. Điều trị nội khoa

Khi bạn bị đau dây thần kinh tọa các bác sĩ sẽ thường kê các thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng đau như:

  • Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau thông thường hay được lựa chọn nhất là Paracetamol, opioid…
  • Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs: ibuprofen, diclofenac.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc bổ dây thần kinh.
  • Ngoài ra nên kết hợp với các thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm như glucosamin, chondroitin… bởi hầu hết các trường hợp đau dây thần kinh tọa đều là hậu quả của quá trình thoái hóa khớp.
Điều trị đau thần kinh toạ bằng thuốc
Điều trị triệu chứng đau thần kinh toạ bằng thuốc

4.4. Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa

Phẫu thuật điều trị đau thần kinh tọa được chỉ định khi các biện pháp khác không đáp ứng được. Với phương pháp này bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa như gai cột sống, khối u, một phần đĩa đệm bị thoát ra…

Phẫu thuật trị đau thần kinh toạ

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh đau thần kinh tọa. Hi vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. 


 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh