Đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 03/05/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Đau vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác của cơ thể, vì vậy chúng ta không thể chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Vậy đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây:

1. Đau vai gáy là bệnh gì? Phân loại đau vai gáy

Đau vai gáy là hiện tượng co cứng các cơ vùng cổ vai, gây hạn chế phạm vi chuyển động khi quay cổ hoặc gập cổ xuống. Tình trạng này thường diễn ra vào buổi sáng, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh mang vác vật nặng.

Đau vai gáy là hiện tượng co cứng các cơ vùng cổ vai
Đau vai gáy là hiện tượng co cứng các cơ vùng cổ vai

Đau vai gáy thường được chia thành 2 loại:

  • Đau cấp tính: Cơn đau chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó thì biến mất. Đau vai gáy cấp tính thường do căng cơ vùng vai gáy đột ngột hoặc do chấn thương dây chằng tại vị trí này.
  • Đau mạn tính: Cơn đau diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng đau có thể lan rộng ra vùng tay, thắt lưng…

2. Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Sau đây là một số nguyên nhân gây đau cổ vai gáy mà người bệnh cần biết:

Thoái hoá đốt sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ có thể khiến cho khớp cổ bị tổn thương và đĩa đệm giữa các đốt sống cổ trở nên khô cứng. Chính điều này gây ra đau vai gáy và giảm phạm vi cử động của khớp cổ.

Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và hình thành các gai xương, chèn ép dây thần kinh tại cổ. Tình trạng này sẽ làm cho các cơn đau cổ vai gáy trở nên nghiêm trọng hơn.

Đột quỵ hoặc bóc tách động mạch cổ

Đau cổ vai gáy có thể là triệu chứng cảnh báo đột quỵ hoặc tình trạng bóc tách động mạch cổ. Hiện tượng này hiếm gặp, nhưng vẫn xuất hiện ở những người dưới 50 tuổi. 

Đau cổ vai gáy do bóc tách động mạch cổ, hoặc đột quỵ thường đi kèm với một số biểu hiện khác như:

  • Cơ mặt xệ xuống.
  • Chân tay tê yếu hoặc bị liệt.
  • Mắt mờ, suy giảm thị lực.
  • Nói khó hoặc nói lắp.
Đau cổ vai gáy có thể là triệu chứng cảnh báo đột quỵ
Đau cổ vai gáy có thể là triệu chứng cảnh báo đột quỵ

Gãy xương đòn

Xương đòn nằm ngay dưới vai, nối xương ức với xương cánh tay. Gãy xương đòn có thể làm tổn thương nghiêm trọng thần kinh cổ vai và khiến vùng vai gáy đau nhức.

Gãy xương đòn thường do nguyên nhân như: chấn thương, thoái hoá… Ngoài ra, người bệnh gãy xương đòn còn có một số triệu chứng: một bờ vai bị chảy xệ xuống, bầm tím, sưng đau hoặc không có khả năng nâng cánh tay.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau cổ vai gáy, bệnh lý này xảy ra khi tim không nhận đủ oxy do động mạch vành bị thu hẹp.

Cơn đau thường xuất phát từ giữa ngực sau đó lan rộng ra cánh tay trái, cổ lưng của người bệnh.

Ngoài ra, một số thủ phạm khác gây nên đau vai gáy phải kể đến: ngủ không đúng tư thế, gãy xương bả vai, viêm gân vai hoặc tràn dịch khớp vai…

3. Biểu hiện của đau vai gáy

Người bệnh đau vai gáy có thể gặp phải một số biểu hiện như:

  • Hoa mắt chóng mặt, đau đầu
  • Mất ngủ.
  • Đau thắt lưng.
  • Tăng huyết áp.
  • Khó nâng cánh tay.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

4. Những ai dễ bị đau cổ vai gáy?

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng đau cổ vai gáy là:

- Tuổi từ 45 trở lên: Một số bệnh nhân từ độ tuổi trung niên trở lên dễ bị thoái hoá đốt sống cổ gây ra đau cổ vai gáy.

- Người mắc bệnh lý về tim mạch: rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực khiến cho cơn đau vùng ngực lan rộng ra cổ vai.

- Bệnh nhân bị đột quỵ: gây tổn thương thần kinh vai gáy và làm xuất hiện đau cổ vai gáy.

- Người lao động nặng, thường xuyên mang vác vật nặng: Hiện tượng đau cổ vai gáy có thể gặp ở những người lao động chân tay, thường xuyên mang vác vật nặng. Đối tượng này hay bị nhức mỏi cổ vai gáy, mất ngủ và thiểu năng tuần hoàn máu.

Thường xuyên mang vác vật nặng có thể gây đau cổ vai gáy
Thường xuyên mang vác vật nặng có thể gây đau cổ vai gáy

- Nhân viên làm việc văn phòng: Đối tượng làm việc văn phòng nếu không thay đổi tư thế thường xuyên rất dễ bị đau mỏi vai gáy, nhức đầu và hoa mắt chóng mặt.

5. Chẩn đoán

Để có thể phát hiện chính xác tình trạng đau nhức vai gáy, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện một số xét nghiệm chuẩn đoán. Cụ thể như sau:

  • Chụp X-Quang: Phương pháp này có thể phát hiện sự thu hẹp giữa hai đốt sống cổ, hoặc tổn thương ở đĩa đệm, chấn thương ở cổ vai.
  • Chụp cộng hưởng từ: Giúp xác định đĩa đệm có bị thoát vị hoặc dây thần kinh bị chèn ép hay không
  • Chụp cắt lớp vi tính: Để kiểm tra tổn thương ở xương và cột sống. Nhờ đó xác định được nguyên nhân gây đau vai gáy.
  • Chuẩn đoán điện y học: Điện cơ (EMG) và vận tốc dẫn truyền thần kinh (NCV) đôi khi được sử dụng để chẩn đoán đau cổ và vai, đau cánh tay, tê và ngứa ran.

6. Điều trị

Để giải quyết dứt điểm đau vai gáy, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị như sau:

Dùng thuốc

Một số loại thuốc giảm đau có thể giúp người bệnh vượt qua các cơn đau theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Chẳng hạn như: paracetamol, codein…

Nếu tình trạng đau vai gáy có liên quan đến viêm khớp, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc chống viêm cho người bệnh như: ibuprofen, naproxen…

Trong một số trường hợp thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh cũng cần được bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như: glucosamin, chondroitin sulfat…

Điều trị đau cổ vai gáy như thế nào?
Điều trị đau cổ vai gáy như thế nào?

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh giảm đau vai gáy, ngăn ngừa thoái hoá vùng cổ vai, cải thiện khả năng vận động và tăng cường sức mạnh cơ vùng vai gáy. Để thực hiện vật lý trị liệu an toàn và hiệu quả, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chuyên gia lựa chọn phương pháp phù hợp và hướng dẫn tập luyện.

Phẫu thuật

Nếu các biện pháp điều trị nội khoa như trên không mang lại hiệu quả, một số bệnh nhân có thể phải phẫu thuật. Các trường hợp đau vai gáy cần phẫu thuật là:

  • Đau dai dẳng dẫn đến suy giảm chức năng vùng cổ vai - cánh tay.
  • Các triệu chứng liên quan đến thần kinh ở tay trở nên tồi tệ hơn.
  • Không giữ được thăng bằng, hoa mắt chóng mặt nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số chấn thương (gãy xương) gây đau cổ vai gáy nặng nề cũng có thể thực hiện phẫu thuật để làm giảm tổn thương cho người bệnh.

7. Phòng ngừa

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau cổ vai gáy:

- Điều chỉnh tư thế đúng:

Luôn giữ cổ và lưng thẳng trong các hoạt động khi làm việc với máy tính, học bài hoặc khi xem ti vi. Hạn chế gập cổ quá lâu khi nhìn vào điện thoại di động, không bẻ cổ hoặc khớp vai vì dễ gây tổn thương và làm cho khớp cổ vai nhanh thoái hoá hơn.

Cứ sau 30-60 phút ngồi làm việc, chúng ta nên thay đổi tư thế và vận động nhẹ nhàng vùng cổ vai để ngăn ngừa tình trạng đau nhức vùng cổ vai do ngồi lâu.

- Tăng cường vận động:

Một số bài tập cổ vai, cánh tay sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu vùng cổ vai, giảm triệu chứng đau nhức và tăng sự linh hoạt khớp tại vị trí này. Tuy nhiên, chúng ta không nên tập luyện gắng sức và chỉ vận động tùy theo sức của mình.

Một số bài tập cổ vai giúp giảm triệu chứng đau vai gáy
Một số bài tập cổ vai giúp giảm triệu chứng đau vai gáy

Bạn có thể thực hiện các động tác kéo dãn cổ vai, xoay tròn cổ hoặc gập cổ lên xuống để phòng ngừa đau nhức vai gáy.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng:

Người bệnh đau vai gáy cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất tốt cho hệ cơ xương khớp như: canxi, photpho, kali, vitamin C, vitamin E, vitamin B12…

Đây là biện pháp phục hồi tổn thương vùng vai gáy nhanh chóng, đồng thời làm chậm quá trình thoái hoá vùng xương cổ.

- Tránh căng thẳng:

Nên xây dựng thời gian biểu hợp lý để có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng để hạn chế đau nhức vai gáy tiến triển nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về đau vai gáy mà chúng ta cần biết, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn và gia đình sẽ luôn mạnh khoẻ và không còn đau vai gáy nữa nhé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh