Đau vai gáy uống thuốc gì hiệu quả và không gây tác dụng phụ?

Ngày đăng: 03/06/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Đau mỏi vai gáy là bệnh lý phổ biến hiện nay, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy, đau vai gáy uống thuốc gì để cải thiện được bệnh? Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Đau mỏi vai gáy có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, ngồi không đúng tư thế, chấn thương hay do sự rối loạn chức năng của dây thần kinh, bệnh lý xương khớp…

Đau mỏi vai gáy do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau mỏi vai gáy do nhiều nguyên nhân gây ra

Hiện nay, việc điều trị đau mỏi vai gáy chủ yếu sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau. Các loại thuốc này cũng dựa trên các nguyên nhân gây ra bệnh, chủ yếu dựa vào 3 tác động: giãn cơ, giảm đau và chống viêm. 

  • Thuốc giảm đau: Giúp cải thiện nhanh các cơn đau bằng cách cắt đứt đường truyền tín hiệu đau đến não. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời chứ không có tác dụng lâu dài trong điều trị.
  • Thuốc chống viêm: Giảm sự hoạt động của các yếu tố gây viêm, giúp hết sưng và phòng viêm nhiễm ở xương khớp.
  • Thuốc giãn cơ: Giúp giải phóng các áp lực gây chèn ép lên thần kinh và tủy sống; thư giãn cơ giúp giảm các hiện tượng co cứng ở cổ, vai gáy.
  • Ngoài ra, do hiện tượng đau nhức xương khớp kéo dài dẫn đến mất ngủ, đau thần kinh nên bác sĩ có thể cân nhắc kê thêm thuốc trầm cảm.

Các loại thuốc chữa đau cổ vai gáy

Các loại thuốc chữa đau vai gáy có hiệu quả nhanh và có thể chữa khỏi bệnh nếu ở giai đoạn sớm.

Đau vai gáy uống thuốc gì?
Đau vai gáy uống thuốc gì?

Một số loại thuốc chữa đau cổ vai gáy thường dùng là:

Paracetamol giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau chính là sự lựa chọn để giúp giảm đau nhanh chóng các cơn đau mỏi vai gáy. Paracetamol hay Acetaminophen là thuốc giảm đau hay được sử dụng nhất.

Thuốc có tác dụng giảm đau những cơ đau nhẹ đến trung bình.

Đây là thuốc không kê đơn, có độ an toàn cao đối với bệnh nhân đau vai gáy. Cơ chế gây giảm đau của thuốc được xác định là ức chế prostaglandin ở hệ thần kinh, giúp giảm độ đau ở người bệnh. Ngoài tác dụng giảm đau thì paracetamol còn có tác dụng hạ sốt.

Tuy nhiên, thuốc gây độc trên gan nên những người đang sử dụng bia rượu hoặc có tiền sử bệnh gan không nên dùng.

Lưu ý:

  • Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân thiếu G6PD và mẫn cảm với Acetaminophen.
  • Bệnh nhân thiếu máu nặng, bệnh gan thận không được dùng.

Thuốc NSAIDs (kháng viêm không steroid)- chữa đau vai gáy 

Đây là thuốc vừa có tác dụng giảm đau vừa có tác dụng kháng viêm. Tác dụng giảm đau cũng mạnh hơn paracetamol. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có tác dụng ức chế COX1 và COX2 nên gây tác dụng phụ lên tim mạch và hệ tiêu hóa.

Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau và kháng viêm
Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau và kháng viêm

Ngoài ra, NSAIDs còn chống kết tập tiểu cầu nên dùng lâu dài có thể khiến khó cầm máu. 

NSAIDs chỉ được sử dụng khi paracetamol không đạt hiệu quả trong điều trị giảm đau.

Một số thuốc thuộc nhóm NSAIDs dùng trong giảm đau vai gáy là:

  • Aspirin: Ức chế tổng hợp PG F2, thromboxan, serotonin… do đó có tác dụng giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Thuốc gây tác dụng trên hệ tiêu hóa nên chống chỉ định đối với bệnh nhân loét đường tiêu hóa, phụ nữ có thai.
  • Ibuprofen: Ức chế trung gian hóa học PG, bradykinin, serotonin… Thuốc cũng chống chỉ định cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, suy thận…
  • Naproxen: Có thể dùng cho nhiều đối tượng bệnh nhân hơn.

Thuốc NSAIDs tuy có tác dụng giảm đau mạnh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ. Nên khi kê đơn cho bệnh nhân, bác sĩ thường kết hợp với thuốc bảo vệ dạ dày.

Thuốc giãn cơ được dùng để điều trị đau vai gáy

Đây cũng là loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy. Thuốc được chỉ định khi đau do các cơ quanh vai bị co thắt và căng quá mức.

Nhóm thuốc này gây ức chế nơron vận động và sự dẫn truyền thần kinh nguyên phát từ đó gây ức chế phản ứng ở synap. 

Thuốc giãn cơ cũng được dùng trong điều trị đau vai gáy
Thuốc giãn cơ cũng được dùng trong điều trị đau vai gáy

Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ còn ước chế sự hấp thu canxi vào synap. Từ đó giúp giãn cơ và tăng tuần hoàn máu ở ngoại biên.

Thuốc chống co cứng và chống co thắt là 2 loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ.

Thuốc chống co cứng bao gồm: diazepam, dantrolene, baclofen.

Nhóm thuốc có tác dụng chống co thắt: Metaxalone, tizanidine, methocarbamol…

Lưu ý: không được dùng thuốc cho người bị nhược cơ, phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.

Đau vai gáy uống thuốc gì? Thuốc Corticosteroid 

Thuốc giảm đau chống viêm corticosteroid được sử dụng khi các loại thuốc khác không có tác dụng. Do có tác dụng ức chế hệ miễn dịch nên corticosteroid giúp giảm viêm và đau nhanh chóng.

Tuy nhiên, đi cùng với tác dụng chữa bệnh thì corticoid cũng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng và có sự tư vấn của nhân viên y tế.

Thuốc giảm đau thần kinh

Được dùng khi dây thần kinh bị đau do bị chèn ép. Cải thiện nhanh chóng tình trạng đau mỏi, tê cứng, nóng rát bả vai.

Thuốc có tác dụng phụ và gây buồn ngủ, chóng mặt nên chống chỉ định cho người lái xa và vận hành máy móc.

Thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng phụ là gây chóng mặt, buồn ngủ
Thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng phụ là gây chóng mặt, buồn ngủ

Thuốc giảm đau thần kinh trung ương - thuốc điều trị đau vai gáy hiệu quả

Tác động lên các thụ thể opioid, giúp giảm đau, gây mê và gây ngủ.

Nếu thuốc dùng lâu có thể gây nghiện, phụ thuộc thuốc. Vì vậy, thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân đau từ trung bình đến đau nặng. 

Bên cạnh đó, thuốc gây ra hưng phấn thần kinh, táo bón nặng, buồn nôn…

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh đau vai gáy được nhiều người lựa chọn do tác dụng nhanh. Tuy nhiên, người dùng cũng cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ. Cần tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được “đau vai gáy uống thuốc gì”.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Xếp hạng: 5 (6 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh