Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

Ngày đăng: 27/08/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Thịt gà, thịt vịt là những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức những món ăn này thường xuyên, đặc biệt với những bệnh nhân đau xương khớp. Vậy đau xương khớp có ăn thịt gà được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

1. Dinh dưỡng có trong thịt gà, thịt vịt

Trước khi tìm hiểu về đau xương khớp có ăn được thịt gà không, mời các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá về giá trị dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này.

Mỗi phần thịt của gà hoặc vịt lại có giá trị hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của thịt gà và thịt vịt là đều có chứa lượng protein rất cao (protein là thành phần chính của loại thực phẩm này), ngoài ra còn chứa chất béo, nhiều vitamin và khoáng chất khác.

Điều cần chú ý là riêng thịt gà, thịt vịt không hề chứa bất kỳ carbohydrate nào (điều đó có nghĩa là chúng không hề có chứa bất kỳ chất xơ hay đường).

Cụ thể như sau:

- Một đùi gà không da, không xương, nấu chín (52 gam) có chứa:

  • Lượng calo: 109
  • Chất đạm: 13,5 gam
  • Carb: 0 gram
  • Chất béo: 5,7 gam

- Một ức gà nấu chín không da, không xương (172 gam) có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng sau:

  • Lượng calo: 284
  • Chất đạm: 53,4 gam
  • Carb: 0 gram
  • Chất béo: 6,2 gam

- Một phần thịt vịt 85 gam bao gồm các thành phần dinh dưỡng như sau: 

  • Lượng calo: 119
  • Chất đạm: 23,5 gam
  • Natri: 89 mg
  • Chất béo: 2 gam

Ngoài ra, thịt vịt có chứa nhiều loại vi chất dinh dưỡng (bao gồm sắt, selen và một lượng nhỏ vitamin C). Thịt vịt còn chứa nhiều loại vitamin B nhưng đặc biệt cao về niacin và B12. 

Giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà
Giá trị dinh dưỡng có trong thịt gà

2. Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

Cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng nghiên cứu khoa học nào xác định mối liên quan giữa thịt gà, thịt vịt và triệu chứng đau nhức xương khớp. 

Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khi ăn quá nhiều loại thịt gia cầm này cảm thấy cơn đau tăng lên. Điều này được lý giải là do khi tiêu thụ nhiều thịt gà vịt sẽ làm tăng hàm lượng sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation (tăng protein và lipid máu), từ đó là tăng phản ứng viêm trong cơ thể và làm tăng mức độ, tần suất đau nhức xương khớp.

Chính vì vậy, người bệnh đau nhức xương khớp VẪN CÓ THỂ ăn thịt gà, thịt vịt nhưng với mức độ vừa phải, khoảng 100 gam/ngày và ăn không quá 2 - 3 lần/tuần.

Thậm chí, có một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, nếu bệnh nhân đau nhức xương khớp tiêu thụ thịt gà, thịt vịt với một mức độ hợp lý thì có thể cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh lý. Lý do là bởi:

- Một loại collagen loại II không biến tính có nguồn gốc từ sụn xương ức gà có thể giảm 33% cơn đau do viêm khớp so với các bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau NSAIDS.

- Thịt vịt, thịt gà là một nguồn cung cấp selen dồi dào - một chất chống oxy hóa quan trọng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và chống lại triệu chứng viêm. Đồng thời, chúng còn làm tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể.

- Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ protein có trong thịt gà, thịt vịt có thể cải thiện mật độ xương và độ chắc khỏe của xương khớp do trong loại thịt gia cầm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cấu trúc xương.

đau xương khớp có ăn được thịt gà không
Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?

3. Những lưu ý khi bệnh nhân xương khớp sử dụng thịt gà, thịt vịt

Nếu tiêu thụ một lượng thịt gà, thịt vịt hợp lý thì không có hại cho tình trạng đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh xương khớp cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề như sau:

- Không ăn thịt gà, thịt vịt nướng

Thịt gà, thịt vịt nướng đem lại cảm giác rất ngon miệng nhưng lại là “kẻ thù” đối với bệnh nhân xương khớp. Bởi với cách chế biến này sẽ làm gia tăng lượng chất béo xấu trong máu, làm tăng tình trạng đau nhức xương khớp.

Do đó, thay vì nướng thì bạn có thể luộc, ninh hoặc hấp loại thịt gia cầm này. Đây là cách chế biến lành mạnh cho sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người bệnh xương khớp.

- Nên kết hợp tiêu thụ thịt gà vịt cùng với nhiều loại rau quả

Thịt gà vịt chứa hàm lượng chất đạm và chất béo khá cao, vì vậy chúng rất khó tiêu hóa trong cơ thể  Khi các chất đạm, chất béo tích lũy nhiều trong cơ thể thì sẽ làm gia tăng nguy cơ gây đau nhức xương khớp. 

Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều loại rau quả trong bữa ăn của mình để tăng cường chuyển hóa những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này, giúp cơ thể không bị ứ đọng mỡ và chất đạm.

Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước và tăng cường vận động (trong giới hạn cho phép phù hợp với tình trạng bệnh xương khớp của bạn) để quá trình tiêu hóa được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Lưu ý khi ăn thịt gà ở bệnh nhân đau xương khớp
Ăn thịt gà nướng gây tăng đau xương khớp

Xem thêm: Đau xương khớp kiêng ăn gì

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn trả lời được câu hỏi: Đau xương khớp có ăn được thịt gà không và những lời khuyên hữu ích khi sử dụng loại gia cầm này. Chúc bạn sẽ sớm vượt qua tình trạng đau nhức xương khớp và luôn mạnh khỏe nhé.

 

Xếp hạng: 5 (5 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh