Đau xương khớp nên uống thuốc gì?

Ngày đăng: 17/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Đau nhức xương khớp là tình trạng không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà hiện nay còn có xu hướng trẻ hóa dần. "Đau xương khớp nên uống thuốc gì?" là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời bạn nhé.

1. Các biểu hiện của đau xương khớp

Để biết đau xương khớp nên uống thuốc gì trước tiên cần phải hiểu rõ các biểu hiện của đau xương khớp. Mức độ đau xương khớp ở mỗi người là khác nhau, tuy nhiên đều có những biểu hiện chung:

  • Nhói đau ở các khớp khi ấn vào.
  • Khớp bị sưng đỏ, nóng.
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng khớp đau nhức.
  • Các cơ bị tê mỏi, bị cứng cơ khiến cho việc vận động trở nên kém linh hoạt.
  • Vận động suy giảm, cơ thể mệt mỏi, ngủ không sâu giấc.

Tất cả những dấu hiệu trên không xảy ra cùng lúc và đôi khi biểu hiện không rõ ràng. Tùy vào tình trạng, mức độ đau xương của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể.

Các biểu hiện của đau xương khớp
Các biểu hiện của đau xương khớp

2. Phân loại thuốc điều trị đau xương khớp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị đau xương khớp. Theo đường dùng, thuốc điều trị đau xương khớp được chia thành các loại:

  • Thuốc bôi trên da.
  • Thuốc đường uống.
  • Thuốc đường tiêm.

Thuốc bôi trên da, thường được sử dụng để làm giảm đau nhanh chóng. Tác dụng của thuốc bôi trên da điều trị đau xương khớp là nhờ vào các thành phần hoạt chất có tác dụng giảm đau chống viêm như Indomethacin… Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau tức thì, sau khi hết thuốc tình trạng đau lại xuất hiện nên người bệnh bắt buộc phải dùng thường xuyên. Việc điều trị đau xương khớp phải đi từ nguyên nhân gây đau và hạn chế việc hoạt động là do sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn sau một thời gian dài hoạt động. Do đó, cần phải sử dụng các thuốc giúp tái tạo, bảo vệ sụn và xương dưới sụn để điều trị đau xương khớp. Dạng thuốc tốt nhất được sử dụng trong trường hợp này là thuốc uống 

Cả 3 dạng thuốc này đều có thuốc kê đơn và không kê đơn. Với các trường hợp đau nhức xương khớp chỉ ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn. Những thuốc này có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc mà không cần đơn của bác sĩ, đồng thời ít tác dụng phụ. Còn đối với những trường hợp đau xương khớp nặng, đau xương khớp do chấn thương, đau diễn ra liên tục và kéo dài cần đến bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc phù hợp. Bạn cần lưu ý rằng sử dụng thuốc kê đơn hay không kê đơn cũng cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ.

Phân loại thuốc chữa đau xương khớp
Phân loại thuốc điều trị đau xương khớp

3. Người bệnh đau xương khớp nên uống thuốc gì?

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có khoảng 200 loại thuốc có tác dụng điều trị đau xương khớp. Tuy nhiên, "Đau xương khớp nên uống thuốc gì? Lựa chọn thuốc nào là tốt nhất?" không phải ai cũng biết. Dưới đây là các thuốc điều trị đau xương khớp thường được sử dụng:

Thuốc giảm đau

Khi gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Paracetamol). Acetaminophen hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng xử lý tín hiệu đau của não từ đó làm giảm các triệu chứng đau xương khớp. Tuy nhiên thuốc này không có tác dụng chống viêm và không có tác dụng trong điều trị thấp khớp.

Acetaminophen là thuốc có ít tác dụng phụ, tuy nhiên khi sử dụng cũng cần phải lưu ý một số điều sau để tránh xảy ra điều không mong muốn:

  • Sử dụng đúng liều lượng, nếu không rất dễ gây tổn thương gan.
  • Không nên uống acetaminophen cùng với đồ uống có cồn vì sẽ làm tổn thương gan.
  • Không được tự dùng acetaminophen quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là thuốc được sử dụng để điều trị đau xương khớp dựa trên tác dụng giảm đau, chống viêm. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này dựa trên sự ức chế tổng hợp enzyme COX, ngăn chặn việc hình thành những chất làm dây thần kinh đau trở nên nhạy cảm. NSAIDs bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn:

  • Thuốc NSAIDs không kê đơn: Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac…
  • Thuốc NSAIDs kê đơn: Celecoxib, natri naproxen, oxaprozin…

Các loại thuốc NSAIDs đều có cơ chế hoạt động khác nhau, tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Thuốc chống viêm không steroid khá an toàn, những người khỏe mạnh có thể dùng thuốc này trong một thời gian ngắn mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sử dụng dài ngày hoặc không đúng hướng dẫn của bác sĩ có thể xuất hiện một số rủi ro tiềm ẩn: kích ứng dạ dày, huyết áp cao…

Đau xương khớp nên uống thuốc gì - NSAIDs
Đau xương khớp nên uống thuốc gì - NSAIDs

Glucosamine và chondroitin

Đây là 2 thành phần tự nhiên được tìm thấy trong sụn khớp khỏe mạnh. Glucosamine có vai trò tạo nên sụn khớp, chondroitin chuyển  chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng sụn. Bổ sung glucosamine và chondroitin cho cơ thể làm tăng tái tạo sụn khớp và tăng lượng dịch khớp từ đó làm giảm các triệu chứng đau xương khớp, giúp khớp hoạt động dẻo dai.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc "đau xương khớp nên uống thuốc gì. 

 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh