Nhức xương cánh tay, bàn tay, khớp ngón tay phải làm sao?

Ngày đăng: 04/08/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Các triệu chứng nhức xương cánh tay, bàn tay hay khớp ngón tay có thể là những biểu hiện ban đầu của những bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Khi gặp tình trạng này, chúng ta cần can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Triệu chứng đau nhức xương tay 

Đau nhức xương tay là gì? Các cơn đau xảy ra khi nào?

Vị trí đau nhức

Xương tay được tính từ khớp vai đến hết các đầu ngón tay, là hệ thống các xương bao gồm: xương cánh tay, xương trụ, xương quay, xương bàn ngón và các xương ngón tay. Đau nhức xương tay có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào trong số những vị trí kể trên gây hạn chế vận động cũng như khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Tùy vào vị trí đau nhức ở xương tay mà có những biểu hiện cụ thể có thể kể đến như:

- Vị trí đau nhức tại xương cánh tay:

  • Cảm giác đau nhức sâu bên trong xương cánh tay khiến bệnh nhân khó chịu, thậm chí mất ăn mất ngủ
  • Khó khăn khi vận động cánh tay, ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như co, duỗi, gâp, xoay cánh tay.
  • Sưng và co cứng vùng cơ cánh tay, có thể xuất hiện kèm biểu hiện nóng, đỏ.
  • Đau lan sang các vùng lân cận như bả vai, khuyu tay hay cổ tay

- Vị trí đau nhức ở hệ thống xương bàn ngón tay

  • Đau nhức liên tục khiến bệnh nhân khó khăn hoặc thậm chí không thể vận động, cầm nắm hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Các khớp ngón tay sưng, nóng, đỏ, ấn mềm.
  • Lâu dần có thể gặp biểu hiện biến dạng xương, khớp bàn ngón tay.
Triệu chứng đau nhức xương tay gây hạn chế vận động
Triệu chứng đau nhức xương tay gây hạn chế vận động 

Đau nhức xương tay xảy ra lúc nào?

Tình trạng đau nhức xương tay có thể diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào, ban đầu cơn đau thường xuất hiện khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu để lâu không được điều trị, cơn đau có thể xuất hiện liên tục mọi lúc mọi nơi gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Mặc dù cơn đau có thể xảy đến ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường biểu hiện rõ rệt nhất vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc vào buổi tối muộn. Bên cạnh đó, những cơn đau nhức thường xảy ra dữ dội hơn khi thời tiết lạnh ẩm do vậy những người bị nhức xương tay thường rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức xương cánh tay và bàn tay

Tình trạng đau nhức xương cánh tay và bàn tay có thể do tổn thương trực tiếp ở những vị trí này, tuy nhiên nó cũng có thể là hậu quả của tổn thương ở những cơ quan lân cận. Những nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay và bàn tay thường gặp như:

- Bong gân: đây là một dạng tổn thương dây chằng xung quanh xương, thường xảy ra trong khi chơi thể thao, khi làm việc, tai nạn té ngã do đi lại hoặc tai nạn giao thông… gây đau nhức xương kèm theo sưng và bầm tím khu vực xung quanh gân tổn thương. 

- Gãy xương: Nguyên nhân thường do tai nạn hoặc té ngã. Biểu hiện của gãy xương bao gồm: đau nhức dữ dội tại vị trí xương gãy kèm biến dạng xương và không thể cử động. Trường hợp nặng có thể thấy đầu xương gãy lồi hẳn ra ngoài, đây là một dạng cấp cứu do đó cần ngay lập tức tới cơ sở y tế để được xử trí tránh tình trạng mất máu nhiều hoặc tổn thương vĩnh viễn cho bệnh nhân.

- Hội chứng đau vai gáy: thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, lái xe hoặc thường xuyên mang vác nặng do đám rối thần kinh cổ cánh tay bị tổn thương, chèn ép gây đau nhức cho toàn bộ vùng cổ, cánh tay và bàn tay.

Hội chứng đau vai gáy là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay
Hội chứng đau vai gáy là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương cánh tay

- Bệnh lý viêm khớp dạng thấp: đây là một dạng bệnh lý tự miễn khi cơ thể sinh ra kháng thể tự chống lại hệ thống sụn và khớp của cơ thể. Bệnh thường có biểu hiện đối xứng 2 bên, ban đầu là đau nhức các ngón tay sau đó lan dần ra toàn bộ xương cánh tay kèm theo biểu hiện sưng nóng và biến dạng khớp.

- Thoái hóa xương, khớp: Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể thì các khớp xương cũng dần bị thoái hóa, xương dần bị bào mòn, đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức xương cánh tay và bàn tay thường gặp. Khác với những cơn đau nhức từ các nguyên nhân khác, đau xương do thoái hóa thường diễn tiến âm ỉ do đó đôi khi khiến người bệnh không chú ý và dễ bỏ qua và chỉ can thiệp khi bệnh đã nặng.

- Hội chứng ống cổ tay: là tình trạng dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép gây biểu hiện đau nhức, tùy vào mức độ chèn ép mà biểu hiện có thể chỉ ở cổ tay hoặc lan ra toàn bộ cánh tay. Ngoài biểu hiện đau nhức, bệnh thường kèm theo rối loạn cảm giác và hạn chế vận động ở những khu vực này.

Khi bị đau nhức xương cánh tay phải làm sao?

Những phương pháp sau đây có thể khiến cơn đau nhức cánh tay được giảm đi đáng kể:

- Nghỉ ngơi: Thông thường những cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động quá mức, do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để xương khớp được hồi phục.

- Xoa bóp: xoa bóp làm tăng lượng máu tới nuôi dưỡng xương, khớp, do đó có thể khiến cơn đau được giảm đi đáng kể. Bạn có thể kết hợp xoa bóp với các loại dầu như dầu gừng, dầu khuynh diệp… để tăng tác dụng.

- Chườm lạnh: Khi bị đau nhức xương cánh tay sau khi lao động hoặc chơi thể thao, hãy thử chườm lạnh 2-3 lần/ngày, mỗi lần 20 phút sẽ giúp giảm đau và sưng viêm rõ rệt.

- Đắp thảo dược: Sử dụng các loại thảo dược dân gian như ngải cứu, lá lốt, gừng tươi đắp lên vị trí đau nhức cũng là một cách giúp giảm đau hiệu quả.

Đắp thảo dược lên vị trí đau nhức giúp giảm đau hiệu quả
Đắp thảo dược lên vị trí đau nhức giúp giảm đau hiệu quả

- Sử dụng thuốc giảm đau thông thường: Để giảm đau nhức xương cánh tay, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau có trên thị trường như Paracetamol, Ibuprofen hay Diclofenac, bạn cũng có thể sử dụng các loại cao dán hoặc gel bôi giảm đau tại chỗ, tuy nhiên, không nên sử dụng tại vị trí có vết thương hở.

Trong trường hợp bị đau nhức dữ dội do gãy xương hoặc đứt gân, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho sức khỏe của bản thân mình. 

Có rất nhiều thắc mắc được đưa ra xung quanh vấn đề “Nhức xương cánh tay, bàn tay, khớp ngón tay phải làm sao?”. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra câu trả lời phù hợp cho chính bản thân mình. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh