Lý giải hiện tượng đau nhức xương chậu

Ngày đăng: 04/08/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Nếu đã từng trải qua những cơn đau nhức xương chậu, bạn sẽ thấu hiểu được cảm giác khó chịu và những hệ lụy mà bệnh lý này gây ra. Để giúp bạn chiến thắng được các cơn đau nhức xương chậu và luôn mạnh khỏe, chúng tôi xin được cung cấp cho bạn những góc nhìn chi tiết nhất về bệnh lý này ngay trong bài viết dưới đây

Hiện tượng đau nhức xương gần mông

Vùng xương chậu là khu vực dưới rốn và trên xương đùi, bất kể ai cũng có thể bị đau nhức ở bộ phận này. Các cơ quan trong khung chậu của bạn bao gồm ruột, bàng quang, dạ con (tử cung) và buồng trứng ở phụ nữ.

Đau vùng chậu hay xương gần mông thường bắt đầu từ một trong những cơ quan này. Trong một số trường hợp, cơn đau xuất phát từ xương chậu nằm cạnh các cơ quan này hoặc từ các cơ, dây thần kinh, mạch máu hoặc khớp gần đó. Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng chậu.

Đau vùng chậu thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới và có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Đau vùng chậu mãn tính có nghĩa là cơn đau đã kéo dài trong một thời gian dài - hơn sáu tháng.

Đau vùng chậu thường gặp ở nữ giới hơn nam giới
Đau vùng chậu thường gặp ở nữ giới hơn nam giới

Nguyên nhân bị đau nhức xương chậu

Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức xương chậu có liên quan tới một trong các yếu tố như sau:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là một trong những tình trạng phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi 40 - 60 tuổi. Và một trong những triệu chứng điển hình của nhiễm trùng đường tiết niệu đó chính là đau nhức vùng xương chậu.

Các cơn đau thường xuất hiện ở giữa xương chậu và khu vực xung quanh xương mu khiến người bệnh hạn chế vận động và rối loạn tiểu tiện.

Viêm ruột thừa

Đau nhức xương chậu cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm ruột thừa. Cơn đau ruột thừa bắt đầu đột ngột và có thể dữ dội. 

Cảm giác đau thường tập trung ở phần dưới bên phải của bụng. Hoặc cơn đau có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển xuống bụng dưới bên phải và lan ra xương chậu. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi bạn hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi.

Sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận

Đa số các trường hợp mắc sỏi thận thường không gây ra các triệu chứng cho đến khi sỏi bắt đầu di chuyển qua niệu quản (các ống nhỏ dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang). Vì các ống này nhỏ và không linh hoạt, chúng không thể căng ra để di chuyển viên sỏi và điều này gây ra đau đớn.

Thứ hai, các ống phản ứng với viên sỏi bằng cách kẹp chặt viên đá và cố gắng ép sỏi ra ngoài, gây ra tình trạng co thắt đau đớn.

Thứ ba, nếu sỏi cản trở dòng chảy của nước tiểu, nó có thể trào ngược vào thận gây ra áp lực và đau đớn. Cơn đau này có thể nghiêm trọng.

Cơn đau thường bắt đầu ở bên hông và lưng của bạn, nhưng nó có thể lan xuống bụng dưới và xương chậu. Ngoài ra, cơn đau sỏi thận đến từng đợt, dữ dội hơn và sau đó giảm dần.

Bệnh nhân sỏi thận thường gặp triệu chứng đau nhức xương chậu
Bệnh nhân sỏi thận thường gặp triệu chứng đau nhức xương chậu

Đau bụng kinh

Một số phụ nữ thường bị đau bụng dưới hoặc đau nhức xương chậu trước hoặc ngay trong kỳ kinh nguyệt. Cảm giác khó chịu đến từ sự thay đổi hormone và do tử cung co lại khi đẩy niêm mạc tử cung ra ngoài.

Hiện tượng này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại, các cơn đau xương chậu sẽ giảm dần khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến như đã nêu trên, hiện tượng đau nhức xương chậu còn do nhiều nguyên nhân khác như: mang thai ngoài tử cung, lây nhiễm các bệnh do quan hệ tình dục không an toàn, u xơ tử cung...

Cách điều trị đau nhức vùng xương chậu

Các cơn đau nhức vùng xương chậu có thể chỉ là tạm thời và diễn ra ở mức độ nhẹ, khi đó bạn chỉ cần nghỉ ngơi và vận động nhẹ. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn biến kéo dài và ngày một nặng thêm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sỹ thăm khám và có biện pháp xử lý như sau:

Dùng thuốc điều trị triệu chứng hoặc thuốc chữa bệnh

Sử dụng thuốc chữa trị đau nhức vùng xương chậu là một trong những biện pháp can thiệp hàng đầu được thực hiện trong đại đa số các trường hợp. Các bác sỹ thường kê đơn một số loại thuốc như sau:

- Thuốc giảm đau, chống viêm (NSAIDs): ibuprofen, paracetamol… Tuy nhiên, không nên lạm dụng loại thuốc này và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ vì chúng có thể gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn.

- Các loại thuốc chữa bệnh hiện có của bạn: Nếu như tình trạng đau nhức xương chậu của bạn là do các bệnh lý khác gây ra thì bạn nên tuân thủ đúng theo phương pháp điều trị của bác sỹ. Và sử dụng các loại thuốc chữa trị các bệnh lý này theo kê đơn của bác sỹ.

Xoa bóp, bấm huyệt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn có thể kết hợp với các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt từ bên ngoài. Điều này sẽ cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu đến vùng xương chậu, giảm cảm giác đau nhức và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý đau nhức xương chậu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan tới đau nhức xương gần mông (xương chậu). Chúc bạn sớm vượt qua tình trạng này và luôn lạc quan trong cuộc sống nhé!

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh