Hiện nay, các máy siêu âm đời mới có độ phân giải cao cùng với khả năng xử lý hình ảnh tốt giúp chúng ta chuẩn đoán chính xác nhiều bệnh liên quan đến khớp gối. Vậy siêu âm khớp gối là gì? Chẩn đoán bệnh gì? Khi nào nên siêu âm khớp gối? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Siêu âm khớp gối là gì?
Siêu âm khớp gối là kỹ thuật sử dụng đầu dò phát sóng âm với tần số cao (trên 20000Hz), đi xuyên qua khớp gối, sau đó một phần sóng âm được phản hồi lại, được đầu dò thu nhận, chuyển tín hiệu về bộ phận xử lý để cho hình ảnh về khớp gối.
Ưu điểm của siêu âm khớp gối: thao tác dễ dàng, không xâm lấn, chi phí hợp lý và có thể thực hiện nhiều lần trong theo dõi kết quả điều trị bệnh lý khớp gối.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là: khó phát hiện những tổn thương tại một số bộ phận bên trong khớp gối như: dây chằng, sụn khớp, sụn chêm… Khi đó, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp chuẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn như chụp cắt lớp vi tính.
Siêu âm khớp gối chẩn đoán bệnh gì?
Phương pháp này giúp chúng ta phát hiện một số bệnh về khớp gối. Cụ thể như sau:
Thoái hoá khớp gối
Thoái hóa khớp gối có thể được phát hiện kịp thời thông qua siêu âm, đây là một trong những viêm khớp thường gặp. Bệnh thường có biểu hiện đặc trưng như có sự thay đổi bề mặt khớp, xuất hiện gai xương, biến dạng khớp hoặc viêm hoại tử khớp.
Thông qua siêu âm, các bác sĩ sẽ phát hiện những biến đổi bất thường và dựa trên cơ sở này để chẩn đoán được bệnh thoái hóa khớp gối.
Tổn thương cơ tứ đầu
Tổn thương cơ tứ đầu có thể bao gồm rách hoặc viêm cơ, gây đau đớn và ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và khả năng vận động ở vùng đầu gối. Bệnh thường liên quan đến các hoạt động thể thao, hoặc vận động quá mức và tình trạng này có thể được phát hiện qua chẩn đoán siêu âm.
Tràn dịch khớp gối
Thêm một bệnh lý cũng được chẩn đoán thông qua siêu âm khớp gối đó là tràn dịch khớp gối. Bằng hình ảnh chuẩn đoán siêu âm, các bác sĩ sẽ kiểm tra được lượng dịch khớp có đang tăng tiết bất thường hay không hoặc có xuất hiện viêm, nhiễm trùng khớp hay không? Siêu âm khớp gối cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán tràn dịch khớp gối thường được áp dụng.
Dị vật trong khớp
Dị vật trong khớp có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương, làm đứt vỡ các sụn khớp hoặc xương sụn. Để chẩn đoán chính xác dị vật trong khớp có hình dạng, kích thước như thế nào, bác sĩ có thể dựa vào siêu khớp gối.
Bệnh lý mạch máu vùng khớp gối
Mạch máu tới nuôi vùng khớp gối thường có số lượng ít và bất kỳ tổn thương nào liên quan đến mạch máu khớp gối cũng có thể tác động lớn đến hoạt động và chức năng khớp gối. Do vậy, để sớm phát hiện bệnh lý mạch máu vùng khớp gối thì có thể sử dụng phương pháp siêu âm.
Ngoài ra, siêu âm khớp gối còn là biện pháp chẩn đoán các bệnh lý về khớp như: rách dây chằng bên trong, rách dây chằng bên ngoài, viêm bao hoạt dịch, đứt dây chằng, vôi hóa sụn khớp.
Khi nào nên siêu âm khớp gối?
Bác sĩ thường sẽ chỉ định siêu âm khớp gối khi người bệnh có dấu hiệu bất thường như dưới đây:
- Chấn thương vùng khớp gối hoặc đã từng có tổn thương khớp gối.
- Đau khớp gối nghiêm trọng, gây khó khăn trong vận động.
- Có sự bất thường trong quá trình phát triển khớp gối ở trẻ em.
- Tìm dị vật có trong khớp gối.
- Đánh giá mức độ tổn thương tràn dịch hoặc viêm sưng khớp gối.
Ngoài ra, với những người mắc bệnh lý liên quan khớp gối cũng cần kiểm tra định kì vùng khớp thông qua siêu âm theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng liên quan đến vùng khớp gối.
Để thu được kết quả chẩn đoán bệnh lý vùng khớp gối chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa xương khớp để tiến hành siêu âm.
Hy vọng rằng qua những thông tin bài viết đã chia sẻ đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về siêu âm khớp gối. Hãy thường xuyên theo dõi kiến thức về sức khoẻ xương khớp tại trang web mockienlinh.vn bạn nhé.