Thoái hóa cột sống: Tổng quan về bệnh

Ngày đăng: 03/07/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Thoái hóa cột sống là chứng bệnh xương khớp rất phổ biến ở những người thuộc tuổi trung niên hoặc người già. Nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết để nắm rõ các biện pháp chữa trị cũng như cách phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả nhé!

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống là một bộ phận quan trọng và có tác dụng làm điểm tựa cho mọi hoạt động của cơ thể. Vì một số nguyên nhân nào đó, cột sống dần mất đi sự cân bằng và giảm sức bền. Điều này dẫn tới tình trạng viêm khớp, viêm xương, thoát vị đĩa đệm và tổn thương các đốt sống tại đây. Đó là sự khởi đầu của thoái hóa cột sống, loại bệnh này sẽ có các triệu chứng đặc trưng, rất dễ nhận ra.

Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống là gì?

Toàn bộ cơ thể người có khoảng 32 đến 34 đốt sống nối dài từ xương sọ đến xương chậu, được ngăn cách bởi đĩa đệm. Trong đó, bất kỳ vị trí nào đều cũng có thể bị thoái hoá. Hai vị trí thường bị thoái hoá nhất là thoái hóa cột sống ở cổ và ở thắt lưng. Loại bệnh này thường dễ mắc phải ở người từ 35 đến 40 tuổi trở lên, đa phần là nam giới. Theo thống kê của bộ y tế, hầu như không có trường hợp nào mắc bệnh dưới 30 tuổi.

2. Những ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống có nguy cơ xảy ra cao ở nhóm đối tượng sau đây:

- Các chuyên gia cho biết, ước tính khoảng 85% người trên 60 tuổi bị bệnh thoái hóa cột sống.

- Với những người dưới 45 tuổi, thoái hóa cột sống thường xuất hiện nhiều ở nam giới. Ngược lại sau 45 tuổi, tình trạng bệnh lại xuất hiện nhiều ở nữ giới.

- Người thừa cân, béo phì là cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc thoái hóa cột sống do trọng lượng cơ thể lớn khiến đĩa đệm, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương.

- Người có tiền sử bị chấn thương hoặc viêm xương khớp.

- Những người làm công việc văn phòng hoặc những người hoạt động thể lực mạnh.

3. Nguyên nhân thoái hóa cột sống

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát là 2 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống.

3.1. Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thoái hóa cột sống. Theo đó, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống sẽ càng suy yếu, với các biểu hiện như bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, đĩa đệm bị mất nước, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.

Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Quá trình lão hóa tự nhiên là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Thông thường, bệnh có diễn biến nhanh hay chậm phụ thuộc vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người.

Thói quen sinh hoạt: Tư thế nằm gối quá cao, ngồi gù lưng, gập cổ hoặc tập luyện thể thao không đúng cách là các yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, lạm dụng các loại thức ăn chế biến sẵn và thiếu hụt lượng sắt, canxi, vitamin trong cơ thể là nguyên do làm khởi phát những bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống.

3.2. Nguyên nhân thứ phát

Ngoài nguyên nhân lão hóa tự nhiên thì còn có những nguyên nhân thứ phát khiến cột sống bị ảnh hưởng sau đây:

Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải mang vác vật nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu, những người ít vận động, những người làm văn phòng phải thường xuyên làm việc với máy tính hay những công nhân may,… là những đối tượng dễ mắc thoái hóa cột sống nhất. Việc phải ngồi làm việc nhiều giờ mỗi ngày ở trong một tư thế sẽ gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là lưng và vùng cổ đều là các nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

Do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc bị ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, đều có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

4. Một số triệu chứng thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống sẽ có nhiều mức độ cũng như các triệu chứng khác nhau. Việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp cho quá trình chữa trị đạt hiệu quả và nhanh chóng dứt điểm. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vị trí bị bệnh sẽ có các triệu chứng riêng.

Thoái hóa cột sống có nhiều mức độ cũng như triệu chứng khác nhau
Thoái hóa cột sống có nhiều mức độ cũng như triệu chứng khác nhau

Chúng ta có hai dạng thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng với biểu hiện sau:

4.1 Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Đau nhức vùng vai gáy: Cơn đau thường bắt đầu xuất hiện ở vùng cột sống cổ với mức độ âm ỉ hoặc từng cơn. Khi người bệnh ngửa – ngập – xoay cổ, hắt hơi hoặc thời tiết thay đổi thì cơn đau sẽ tăng lên. Lâu dần toàn bộ vùng cổ, vai gáy và cánh tay của bệnh nhân cũng sẽ bị đau nhức theo.

Cánh tay và các đầu ngón tay bị tê mỏi, có giảm giác như kiến bò. 

Khi cột sống cổ bị thoái hóa nặng sẽ khiến bệnh nhân khó cử động được tay, hoa mắt, ù tai, hay bị nhức đầu và yếu cơ. Từ đây khả năng cử động của cánh tay và vùng vai gáy bị giảm sút đáng kể.

4.2 Thoái hóa cột sống lưng

Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần, càng về sau sẽ càng thấy đau rõ rệt hơn.

Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện các tư thế như uốn cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.

Khi tình trạng chuyển biến trở nên nghiêm trọng, các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.

Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.

Khi có triệu chứng như đau thắt lưng hoặc đau vùng cổ gáy, người bệnh nên đến cơ sở y tế khám để loại trừ các nguyên nhân gây đau khác như ung thư di căn, viêm. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa cột sống phù hợp.

5. Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Theo các chuyên gia y tế, thoái hóa cột sống không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng đó là:

- Hạn chế khả năng vận động: Bệnh nhân bị các cơn đau nhức hành hạ dẫn đến việc bị hạn chế khả năng vận động, di chuyển, gây khó khăn khi xoay người, cúi gập người, ngoái cổ…

Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa cột sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm 

- Đau dây thần kinh tọa: Thoái hóa cột sống lâu dần sẽ hình thành các gai xương, các gai xương này chèn ép lên dây thần kinh tọa và gây ra các cơn đau nhức từ mông xuống chân, làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân.

- Rối loạn tiền đình: Khi mắc bệnh, mạch máu bị chèn ép gây rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị chóng mặt, lo lắng, trầm cảm…

- Bại liệt: Trường hợp bệnh kéo dài, tiến triển nặng sẽ làm tổn thương nghiêm trọng đến các dây thần kinh gây liệt nửa người, thậm chí là bại liệt cả đời.

6. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh lý thoái hóa cột sống cổ. Việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Lâm sàng

Biểu hiện rất đa dạng, thường có 4 hội chứng chính sau:

- Hội chứng cột sống cổ

- Hội chứng rễ thần kinh cổ

- Hội chứng động mạch đốt sống

- Hội chứng tủy

Cận lâm sàng

Ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh sau:

- Chụp X – Quang thoái hóa cột sống

Chụp X-quang giúp chẩn đoán thoái hóa cột sống
Chụp X-quang giúp chẩn đoán thoái hóa cột sống

- Chụp cộng hưởng từ (MRI)

- Chụp CT-scan

7. Cách chữa trị thoái hóa cột sống

Dưới đây là những cách điều trị thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay:

Thuốc Tây: Thuốc giảm đau Paracetamol, Acetaminophen; thuốc giãn cơ Diazepam và vitamin nhóm B liều cao; thuốc chống viêm không Steroid Diclofenac, Aspirin.

Hiện nay có rất nhiều người thoái hóa cột sống uống Glucosamine để bồi bổ xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng Glucosamine riêng và các loại thuốc tây khác nói chung phải theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh những hậu quả ngoài ý muốn.

Phẫu thuật: Khi bệnh thoái hóa cột sống biến chứng thoát vị đĩa đệm hoặc gây chèn ép rễ thần kinh, bác sĩ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân để tái cấu trúc cột sống, đưa chúng về vị trí ban đầu.

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là phương pháp không thể thiếu trong mọi phác đồ điều trị thoái hóa đốt sống. Chăm chỉ luyện tập đều đặn với cường độ thích hợp có thể giúp tăng cường sức mạnh và cải thiện tính linh hoạt ở các cơ vùng cổ và lưng, hỗ trợ duy trì chức năng của cột sống, đồng thời làm giảm bớt áp lực lên đĩa đệm cũng như các khớp đốt sống, từ đó thuyên giảm các triệu chứng thoái hóa.

Thuốc Nam: Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống từ ngải cứu, chìa vôi, cỏ xước, lá lốt, xương rồng…

8. Lưu khi điều trị

Để điều trị bệnh thoái hóa cột sống đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh trước hết phải thực hiện đúng theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý ngưng liệu trình, không tự ý mua thuốc hay thực hiện các bài tập vì những điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả hồi phục và thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh thoái hóa cột sống cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Người bệnh thoái hóa cột sống cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ

9. Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống, chúng ta cần thực hiện những việc sau:

- Thay đổi các tư thế xấu khi hoạt động cũng như lúc nghỉ ngơi.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, omega-3, glucosamine…

- Cố gắng rèn luyện thể chất với các bài tập tốt cho cột sống, giúp cột sống dẻo dai hơn.

- Tránh những tư thế, hoạt động khiến cho cột sống quá tải.

- Đi khám cột sống định kỳ hoặc bất cứ lúc nào có biểu hiện đau lưng và cổ bất thường, đặc biệt là với những người thường xuyên lao động nặng.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh xương khớp mãn tính rất phổ biến hiện nay. Mặc dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng các đốt sống bị tổn hại khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động hằng ngày. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh