Thoái hóa khớp háng điều trị có dễ không?

Ngày đăng: 26/11/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Thoái hóa khớp háng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động, thậm chí làm mất khả năng đi lại của người bệnh. Vậy liệu bệnh thoái hóa khớp háng có dễ dàng điều trị? Câu trả lời sẽ có ở bên dưới, mời bạn cùng tham khảo:

1. Hiểu rõ về thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là tình trạng khớp háng bị bào mòn dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng vận động, di chuyển. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có chấn thương tại khu vực này.

Triệu chứng thường gặp của bệnh là những cơn đau tại vị trí khớp háng khi di chuyển, gây hạn chế vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm, song nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế.

Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?
Thoái hóa khớp háng là bệnh gì?

2. Chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Chẩn đoán thoái hóa khớp háng dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

* Lâm sàng

- Đau là triệu chứng chủ yếu: Ban đầu đau vùng bẹn sau đó lan xuống đùi; đau cả khi vận động và nghỉ ngơi, đau tăng lên khi di chuyển, vận động, hoặc đột ngột thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng.

- Vận động, đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng.

- Dễ mỏi và tê cứng khớp háng khi vận động, co duỗi.

- Giai đoạn tiếp theo: đau nhói khi vận động xoay người, gập người, hoặc dạng háng. Thường cơn đau sẽ hết khi nghỉ ngơi.

- Những cơn đau thường xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi thức dậy và đau mỏi hơn khi chiều tối.

- Đau tăng lên khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).

*Cận lâm sàng:

Thông qua những hình ảnh điển hình của phim chụp X-quang

- Khe khớp hẹp: đây là dấu hiệu chứng tỏ mòn sụn khớp.

- Mọc gai xương: gai xương có thể mọc ở tất cả các vị trí, cả chỏm xương đùi và xương chậu.

- Đặc xương dưới sụn

- Đôi khi gặp hình ảnh khuyết xương.

Hình ảnh thoái hóa khớp háng trên chụp Xquang
Hình ảnh thoái hóa khớp háng trên chụp Xquang

3. Nguyên nhân gây thoái hóa ở khớp háng

Biết được nguyên nhân thoái hóa khớp háng giúp cho việc điều trị bệnh trở nên đơn giản và hiệu quả. Theo các nghiên cứu y tế, thoái hóa khớp háng do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Tuổi tác: Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở những người lớn tuổi ( trên 50 tuổi) do quá trình hủy xương tự nhiên của cơ thể.

- Chấn thương khớp háng: trật khớp háng, gãy cổ xương đùi do lao động, tập luyện, chơi thể thao, té ngã,…

- Thiếu chất: chế độ ăn nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng và các  chất cần thiết cho sự phát triển sụn khớp.

- Lao động nặng: những thường làm công việc thường xuyên bê vác nặng không đúng tư thế khiến khớp háng phải chịu lực đè lớn, dễ dẫn đến tổn thương khớp háng.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân thứ phát dẫn đến thoái hóa khớp háng như:

- Tiền sử viêm khớp háng: bệnh thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao, viêm khớp dạng thấp,…

- Hoại tử chỏm xương đùi.

- Bất thường bẩm sinh khớp háng hoặc chi dưới.

- Biến chứng các bệnh như: đái tháo đường, gút, bệnh huyết sắc tố,…

Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng
Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng

4. Điều trị thoái hóa khớp háng

Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau điều trị thoái hóa khớp háng, tuy nhiên, việc điều trị thường đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Phục hồi sụn khớp
  • Cải thiện vận động

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng có thể kể đến như:

4.1. Điều trị thoái hóa khớp háng bằng tây y

Điều trị bằng tây y chủ yếu nhằm giảm bớt các triệu chứng mà thoái hóa khớp háng gây ra bằng các loại thuốc như thuốc giảm đau (Paracetamol, Co-codamol…), thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm…), thuốc chống viêm (Aspirin, Ibuprofen, ..).

Phương pháp này có ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng bệnh, tuy nhiên, cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng bệnh để tránh quá liều. Việc sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

4.2. Chữa trị bằng vật lý trị liệu

Mục đích của phương pháp này là phục hồi vận động cho những người bị thoái hóa khớp háng bằng cách tăng cường lưu thông máu đến khớp cũng như tăng cơ bắp cho các khớp quanh háng. Người bệnh thường được hướng dẫn để tập các bài tập bao gồm: bài tập nâng cao chân, bài tập kéo gối,…

Mặc dù mang lại hiệu quả tương đối tích cực song việc điều trị bằng vật lý trị liệu thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi có sự giám sát trực tiếp của nhân viên y tế, bên cạnh đó, thời gian đầu tập thường khó khăn do đau đớn, đòi hỏi cần sự kiên trì của người bệnh để đạt được kết quả tốt.

4.3. Biện pháp ngoại khoa

Khi điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả hoặc bệnh ở mức độ trầm trọng , việc điều trị ngoại khoa có thể được cân nhắc. Người bệnh có thể được chỉ định can thiệp ngoại khoa như: cắt bỏ xương, thay một phần hoặc toàn bộ khớp háng.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt, giải quyết triệt để vấn đề do đó hạn chế tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này thường có chi phí cao, đòi hỏi quá trình chăm sóc sau mổ đúng cách nếu không có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: chảy máu sau mổ, nứt xương đùi, nhiễm trùng khớp háng, trật khớp háng, lỏng khớp háng, tổn thương dây thần kinh quanh háng hoặc gây di chứng chân khập khiễng sau này do chiều dài 2 chân không cân xứng.

4.4. Hỗ trợ điều trị bằng Đông y

Đông y cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn trong việc điều trị thoái hóa khớp háng. Theo đông y, nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do sự xâm nhập của các yếu tố phong, hàn, thấp bên ngoài kết hợp với sự suy yếu của phủ tạng, cơ địa làm cho khí huyết bị tắc nghẽn gây đau nhức cơ thể. Do đó, việc điều trị chú trọng vào thông kinh lạc, bồi bổ khí huyết cũng như giải quyết các nguyên nhân tiềm ẩn bên trong thông qua các phương pháp như uống thuốc, châm cứu, cấy chỉ,…

Đây được coi là một phương pháp an toàn, hiệu quả, giải quyết vấn đề tận gốc rễ. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là cần nhiều thời gian, do đó, đòi hỏi người bệnh khả năng kiên trì cao.

Một số bài thuốc đông y có hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa khớp hàng như: Một số bài thuốc điều trị bằng đông y được áp dụng nhiều như:

  • Mè rang ngâm rượu trắng
  • Đắp ngải cứu trắng
  • Nước sắc cây cà gai leo
  • Tỏi ngâm rượu trắng
  • Cỏ xước sắc thuốc.

Mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị thoái hóa khớp háng, nhưng với bất kỳ với phương pháp điều trị nào thì việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết để phục hồi khớp luôn là điều quan trọng. 

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa khớp háng. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn sơ lược về bệnh thoái hóa khớp háng cũng như cách điều trị bệnh này. Chúc bạn luôn dồi dào sức khỏe!

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh