Thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Ngày đăng: 12/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Theo thống kê của Bộ y tế thì hiện nay ở nước ta có tới 30% dân số bị thoát vị đĩa đệm, thường gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 20 đến 55 tuổi . Những người bị thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích tập các môn thể dục nhẹ nhàng vừa sức để cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên tập gì để làm giảm tình trạng này.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, mỗi đĩa đệm cột sống giống như một chiếc bánh donut với một nhân nhầy nằm ở trung tâm. Khi lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra khiến khối nhân nhầy ở giữa thoát ra chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh gây nên những cơn đau dữ dội. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm nhưng chủ yếu là liên quan đến 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là do tình trạng thoái hóa cột sống, theo chúng ta biết các cơ quan trong cơ thể theo thời gian sẽ bị thoái hóa đặc biệt là hệ thống xương khớp. Vấn đề thứ hai là do các hoạt động mạnh, đột ngột và lao động quá sức khiến cho đĩa đệm và cột sống bị chấn thương. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân khác do béo phì, các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa canxi photphat hay bệnh lý di truyền. 

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

- Đau thắt lưng, hông. 

- Đau tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân và ngón chân.

- Có thể đau khi nằm nghiêng người. 

- Ngoài ra còn còn triệu chứng như bệnh nhân có thể yếu một chân hoặc hai chân kèm theo dị cảm như tê. 

- Thông thường cơn đau thường xuất hiện dữ dội khi ta thay đổi tư thế đột ngột hoặc mang vác nặng gây ảnh hưởng tới cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập những loại hình thể dục nào?

Để giảm tình trạng của bệnh thì người bệnh nên tập một số môn thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như:

- Bơi lội. Bơi là môn thể thao vô cùng tốt không chỉ tốt cho hệ xương khớp mà còn tốt cho hệ tim mạch và những cơ quan khác trong cơ thể. Vì khi bơi chúng ta phải vận dụng hết tất cả các cơ quan vận động trong cơ thể. Hơn nữa nước là môi trường để nâng đỡ trọng lượng khiến đĩa đệm không bị trọng lượng tì đè lên khiến đĩa đệm và các khớp xương được thư giãn và nghỉ ngơi. Mỗi ngày,  chúng ta nên bơi từ 20-30 phút để cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Yoga. Yoga  giúp cho hệ xương khớp được kéo dãn, điều hòa tăng độ dẻo và tăng sức bền.  Yoga làm cơ bắp khỏe mạnh, giúp người tập dẻo dai tránh được những chấn thương nguy hiểm có thể gặp phải và làm giảm áp lực lên đĩa đệm từ đó làm giảm đau từ bên trong.  Yoga là một môn thể thao nhẹ nhàng nhưng lại đem lại hiệu quả lớn vì vậy mỗi ngày chúng ta nên tập các động tác yoga từ 45-60 phút để có một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh nhé!

- Đạp xe đạp. Những người bị thoát vị đệm nên chọn loại xe đạp phù hợp, tránh các loại xe đạp địa hình để tránh bị gù lưng, cong lưng khi thực hiện. Khi đạp xe nên thẳng lưng, tránh cúi đầu gây vẹo cột sống nên đạp ở đường bằng phẳng tránh những nơi có địa hình gồ ghề và đạp xe từ từ, thoải mái. Đạp xe giúp kéo dãn cột sống làm giảm áp lực lên đĩa đệm giúp hệ xương khớp dẻo dai làm cải thiện tình trạng đau đáng kể.

- Đi bộ.  Đi bộ là bài tập đơn giản dễ thực hiện nhưng làm hạn chế tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Mỗi ngày nên đi bộ tầm 30 phút vào buổi sáng và chiều, đi  bộ vớ tư thế chuẩn là thẳng lưng, mắt nhìn thẳng, tay chân thoải mái, điều hòa nhịp thở ổn định.

Đi bộ giúp cải thiện tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm
Đi bộ giúp cải thiện tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm

Những người bị thoát vị đĩa đệm không nên tập những hình thức thể dục nào?

Những môn thể thao mà người bị thoát vị đĩa đệm tuyệt đối không nên chơi đó là:

- Chạy bộ. Vì khi chạy bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn xuống đĩa đệm gây ảnh hưởng xấu tới lưng.

- Đá bóng, tennis, cầu lông, bóng chuyền. Khi chơi các môn thể thao này chúng ta phải chạy, nhảy, cúi gập người nhiều, quay lưng đột ngột không tốt cho cột sống là tăng tình trạng bệnh.

- Một số môn võ, boxing. Vì khi tham gia những môn này chúng ta phải đấm đá, thay đổi tư thế đột ngột liên tục và hơn nữa sẽ thường xuyên bị chịu một tác động lớn vào lưng và bụng ảnh hưởng tới xương sống.

- Ngồi xổm. Động tác này sẽ tạo áp lực lên cột sống và đĩa đệm, chèn ép các dây thần kinh gây đau lưng và là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Tất cả những môn thể thao mà phải thay đổi tư thế nhanh, mạnh, đột ngột  và phải dùng sức nhiều như nâng tạ để tránh gây áp lực lên cột sống vốn đã bị suy yếu do thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý khi tập thể dục với những người bị thoát vị đĩa đệm

- Trước khi tập tất cả các bài tập thể dục nào cũng nên có động tác khởi động, làm nóng người. 

- Trước khi thực hiện một hoạt động mạnh nên có một sự chuẩn bị kỹ. 

- Hạn chế ngồi, đứng quá lâu một tư thế. 

- Hạn chế thực hiện động tác thay đổi tư thế đột ngột, cúi gập người gây áp lực lên đĩa đệm và cột sống. 

- Biết lắng nghe cơ thể, khi thực hiện một bài tập nào khiến cơ và lưng cảm thấy đau nhức khó chịu không thể thực hiện được thì nên dừng lại và đổi qua tập động tác khác. 

- Thường xuyên tập các môn thể thao nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai của hệ thống cơ xương và cột sống.

Nên khởi động kỹ trước khi luyện tập
Nên khởi động kỹ trước khi luyện tập

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc về thoát vị đĩa đệm nên tập thể gì? Hy vọng dựa vào bài viết này những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế những cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh