Thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào để đạt được hiệu quả?

Ngày đăng: 07/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Tập thể dục không những giúp sức khỏe được tăng cường mà còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, trong đó có cả bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, người bị thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào để đạt hiệu quả, cần những chú ý gì khi tập thì lại là điều không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao người bị thoát vị đĩa đệm cần tập thể dục?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương đứt, rách bao xơ của đĩa đệm dẫn đến nhân nhày của đĩa đệm bị thoát ra ngoài gây chèn ép các bộ phận xung quanh, đặc biệt các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường gây đau đớn, hạn chế vận động do đó gây cho người bệnh nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì đau và hạn chế vận động cho nên người bệnh rất ngại tập thể dục. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia, việc luyện tập thể dục đúng và điều độ sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp tăng lưu thông tuần hoàn, tăng sức đề kháng và tăng lượng máu nuôi dưỡng khớp từ đó hỗ trợ khắc phục tổn thương.

Những bài tập thể dục phù hợp sẽ giúp tăng khoảng trống giữa các đĩa đệm từ đó, giúp đĩa đệm quay trở về vị trí ban đầu. Ngoài ra, việc luyện tập thường xuyên còn giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng mông, thắt lưng, bụng, chân…giúp tăng cường sức khỏe cột sống và hạn chế nguy cơ teo cơ do biến chứng của thoát vị đĩa đệm mang lại.

Hạn chế vận động mạnh trong thời gian bệnh tiến triển là cần thiết, tuy nhiên người bệnh không nên nằm một chỗ hay vận động ít, bởi đó có thể là nguyên nhân làm cho tình trạng đau, tê cứng, nhức mỏi nặng hơn và diễn ra thường xuyên hơn. 

Thoát vị đĩa đếm có nên tập thể dục không
Thoát vị đĩa đếm có nên tập thể dục không

2. Thoát vị đĩa đệm nên tập các bài thể dục nào để đạt được hiệu quả?

Người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh về xương khớp nói riêng được khuyến khích nên tập những môn thể dục nhẹ nhàng, đơn giản, hạn chế những loại hình thể dục mạnh như nâng tạ hay những bài tập cardio cường độ cao. Những bài tập aerobic đơn giản, yoga, đi bộ hay bơi lội có thể giúp kiểm soát cơn đau trong thoát vị đĩa đệm, tăng cường máu nuôi dưỡng và tăng sức cơ từ đó giúp tăng độ dẻo dai của cột sống, đĩa đệm cũng được nuôi dưỡng khỏe mạnh.

Hầu hết các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm đều có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số bài tập an toàn, hiệu quả giảm đau tốt mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng:

* Bài tập khởi động

Người bệnh đứng thẳng người, 2 chân rộng bằng hông, 2 tay đưa lên phía trước ngang ngực. Cúi người chống tay xuống đất/sàn kèm theo hít vào, thở ra nhẹ nhàng.

Thực hiện động tác khoảng 10 phút mỗi ngày.

* Bài tập vận động 2 tay

Người bệnh quỳ chân, 1 tay giơ cao vuông góc với trần nhà. Tay trên cao từ từ gập lại đưa ra phía sau bả vai, đồng thời tay còn lại vòng ra phía sau lưng. 2 bàn tay chạm vào nhau, giữ chặt trong vòng 10 giây. Thực hiện lặp lại với bên còn lại.

* Bài tập hít đất

Người bệnh nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay để trước ngực. Từ từ đẩy cơ thể lên khỏi mặt sàn, giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây sau đó hạ cơ thể về tư thế ban đầu.

* Bài tập luân chuyển động tác

Người bệnh nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng áp sát thân người. Từ từ thắt chặt cơ bụng và đưa 1 chân lên khỏi mặt sàn, giữ nguyên tư thế trong 5 giây sau đó hạ chân về vị trí cũ. Thực hiện động tác tương tự với bên còn lại.

* Bài tập tư thế con ếch

Người bệnh ở tư thế quỳ gối, chống 2 tay xuống giường. Từ từ hạ mông ngồi trên 2 gót chân sau đó cố gắng bò về phía trước ở tư thế này. 

Thực hiện liên tục động tác đến khi cơ thể cảm thấy mệt.

Hít đất giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Hít đất giúp giảm đau do thoát vị đĩa đệm

3. Thoát vị đĩa đệm khi tập thể dục cần lưu ý gì?

Lựa chọn những bài tập đúng và phù hợp là điều cần thiết của tất cả những người bị bệnh lí xương khớp nói chung và người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng. Để đạt hiệu quả cải thiện bệnh, người bị thoát vị đĩa đệm khi tập thể dục cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Bắt đầu từ từ từng chút một, không nên nóng vội. Ngày đầu tiên nên bắt đầu với khoảng 10 phút luyện tập sau đó tăng dần thời gian ở những ngày tiếp theo.

- Tuyệt đối không nên thực hiện các động tác vặn người do dễ có nguy cơ làm đĩa đệm bị lệch hướng gây thoát vị thêm nghiêm trọng hơn.

- Không nên thực hiện các động tác cần giữ thẳng chân quá nhiều do làm gia tăng áp lực lên cột sống, đĩa đệm dễ tổn thương hơn.

- Hạn chế động tác ngồi xổm: do động tác này sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho phần cột sống và đĩa đệm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thoái hóa cột sống và gây bệnh đau lưng mãn tính.

- Không tập riêng lẻ các bài tập chân do những bài tập tác động riêng vào đôi chân làm tăng áp lực lên các đốt sống vùng cùng cụt, làm các tổn thương ở đĩa đệm thêm lan rộng.

- Không tập quá sức, nghỉ ngơi ngay khi thấy cơn đau tái phát.

Bị thoát vị đĩa đệm không nên ngồi xổm nhiều
Bị thoát vị đĩa đệm không nên ngồi xổm nhiều

Mặc dù tập thể dục là phương pháp hỗ trợ hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, để đảo bảo an toàn, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn bất kì hình thức thể dục nào, tránh tự tập những bài tập không phù hợp làm nặng hơn tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, nên nhớ rằng tập thể dục chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bên ngoài việc tập thể dục thường xuyên, người bệnh cũng cần tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ.

Điều trị thoát vị đĩa đệm là một quá trình dài, đòi hỏi thời gian và tính kiên nhẫn của người bệnh. Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn giải tỏa những thắc mắc xung quanh vấn đề “thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào cho hiệu quả”. Cảm ơn bạn đã tìm đọc. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh