Thông tin từ A-Z về bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng!

Ngày đăng: 28/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh do xuất hiện những cơn đau dữ dội vùng thắt lưng và chi dưới kèm hạn chế vận động. Mặc dù là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây tàn phế suốt đời.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bên ngoài của đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng bị rách hoặc nứt gây thoát vị nhân nhầy đĩa đệm, chèn ép màng tủy và dễ thần kinh vùng thắt lưng gây đau đớn và hạn chế vận động khu vực đám dễ thần kinh này chi phối.

Đây là bệnh lý phổ biến nhất trong số các bệnh lý liên quan đến cột sống. Thống kê cho thấy, có đến 30% người trưởng thành mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng trong đó, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 30-60, tuy nhiên, đối tượng này đang dần trẻ hóa.

Mặc dù không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu khi bị những cơn đau đớn giày vò.

Bên cạnh đó, khó khăn trong vận động khiến người bệnh không thể sinh hoạt bình thường, đôi khi cần có người trợ giúp. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những hệ lụy như yếu cơ, teo cơ, đại tiểu tiện không tự chủ, thậm chí gây liệt chi và tàn phế.

Có đến 30% người trưởng thành bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Có đến 30% người trưởng thành bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thông thường thoát vị đĩa đệm thường do 2 nguyên nhân chủ yếu được kể ra dưới đây:

- Chấn thương vùng cột sống thắt lưng: những chấn thương trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hay trong lao động, thể thao tác động vào vùng thắt lưng có thể gây rách, nứt bao xơ khiến nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài.

- Thoái hóa đĩa đệm: Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể sau độ tuổi 30, hệ thống xương khớp cũng có dấu hiệu lão hóa, đĩa đệm thiếu nước sẽ mất độ dẻo dai, màng ngoài dễ tổn thương, nứt rách dẫn đến thoát vị nhân.

Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể kể đến như:

- Tuổi: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường xảy ra chủ yếu trong độ tuổi 30-60 tuổi.

- Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm công việc nặng, khuân vác, kéo đẩy dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hơn những nhóm nghề nghiệp khác.

- Sai tư thế trong làm việc, tập thể dục gây tổn thương vùng cột sống thắt lưng.

- Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam: nữ là 2:1.

- Di truyền: Những người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cũng có khả năng mắc cao hơn những đối tượng khác.

- Thừa cân béo phì: Do làm tăng áp lực lên vùng cột sống, đĩa đệm dễ bị tổn thương.

- Hút thuốc lá: Do làm giảm oxy và các chất dinh dưỡng tới đĩa đệm.

- Các dị tật bẩm sinh như gù, vẹo cột sống gây thay đổi cấu trúc địa đệm, đĩa đệm dễ tổn thương hơn bình thường.

Người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao
Người béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm thắt lưng bao gồm đau và hạn chế vận động vùng thắt lưng và các khu vực mà đám rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Mặc dù không phải tất cả những người bệnh đều có những biểu hiện giống nhau song một số dấu hiệu chính có thể giúp định hướng chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng như:

- Đau tại vùng thắt lưng. Đau âm ỉ hoặc nhói từng cơn khi đi lại, vận động, đứng hay ngồi nhiều. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi hay thực hiện các động tác cần cúi gập người. Nghỉ ngơi đau giảm.

- Đau khu vực thần kinh tọa chi phối: Cơn đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân, ngón chân và gan bàn chân kèm cảm giác tê bì, kiến bò.

- Khó khăn khi cúi người, nhấc chân, đi bộ hay những động tác khác liên quan đến chân.

- Yếu cơ.

- Trường hợp nặng có thể gặp biểu hiện rối loạn đại tiện, tiểu tiện hay rối loạn cương dương.

Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bao gồm cả Tây y và Y học cổ truyền. Cụ thể:

- Dùng thuốc Tây y: Một số thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen có thể dùng để điều trị những cơn đau thông thường do thoát vị đĩa đệm mang lại.

- Điều trị bằng y học cổ truyền: Các bài thuốc Đông y kết hợp với phương pháp xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp giảm đau hiệu quả khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Tuy nhiên, quá trình điều trị này thường có kết quả chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì.

- Tiêm corticoid ngoài màng cứng: Sử dụng Corticoid giúp giảm viêm vùng đĩa đệm tổn thương, từ đó giúp giảm đau và tăng khả năng vận động vùng lưng và chân. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật do đó chỉ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tiêm tại nhà.

Tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm
Tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm

- Phẫu thuật: Thường được đặt ra khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, đĩa đệm thoát ra gây chèn ép dây thần kinh cấp tính, thoát vị gây liệt hoặc gây hội chứng chùm đuôi ngựa. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

 

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh