Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối nguy hiểm không?

Ngày đăng: 29/04/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Bệnh khớp gối không chỉ xuất hiện ở người già mà đôi khi còn thấy ở những trẻ còn rất nhỏ. Khi trẻ mới 4 tuổi đã bị đau khớp gối thì đây thực sự là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng. Tuy nhiên liệu đây có phải là một tình trạng nguy hiểm? Chúng ta cùng đi phân tích rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Nguyên nhân đau khớp gối ở trẻ em

Khớp gối được cấu tạo bởi 3 xương: xương đùi, xương chày và xương bánh chè được kết nối với nhau bằng một hệ thống dây chằng, cân, cơ và mô sụn. Mô sụn có tác dụng đệm giúp các khớp được hoạt động linh hoạt, trơn tru và hạn chế va chạm, ma sát giữa các đầu xương. 

Đau khớp gối ở trẻ em thường do tổn thương mô sụn, sụn sần sùi, thô ráp dẫn đến đau nhức khi di chuyển, vận động. Nguyên nhân gây nên tình trạng này bao gồm:

- Do chấn thương

Khớp gối của trẻ em còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó, khi gặp những tác động mạnh từ bên ngoài như chấn thương, té ngã, va chạm rất dễ gây tổn thương sụn, xương, giãn dây chằng, trật khớp gây đau đớn. Trong trường hợp này cơn đau thường đi kèm với một số biểu hiện như chảy máu, sừng mề, bầm tím tại đầu gối.

- Do hoạt động quá mức

Nguyên nhân đau khớp gối ở trẻ em
Nguyên nhân đau khớp gối ở trẻ em

 

Trẻ em thường hay chạy nhảy, nghịch ngợm và hoạt động thường xuyên khiến khớp gối chịu nhiều áp lực. Lâu dần dẫn đến tổn thương khớp gối và gây nhức mỏi, đau đớn.

- Do sự phát triển không đồng đều ở các cơ quan trong cơ thể

Thực tế rằng cơ thể trẻ phát triển thường không đồng đều, tốc độ phát triển của xương khớp chậm hơn sự phát triển của cơ bắp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những cơn đau đầu gối ở trẻ.

- Do bệnh lý

Mặc dù hiếm gặp nhưng cơn đau đầu gối ở trẻ cũng có thể đến từ nguyên nhân bệnh lí. Các bệnh về hệ thống xương khớp như: viêm khớp, thấp khớp, u khớp gối, viêm bao hoạt dịch hay lupus ban đỏ hệ thống đều có biểu hiện là những cơn đau đầu gối do đó khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau đầu gối, mệt mỏi kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.

2. Biểu hiện của trẻ bị đau khớp gối

Đa số các trường hợp trẻ đau khớp gối do va chạm hoặc sau khi hoạt động thể lực nhiều. Một số tổn thương nặng như gãy xương có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên những thường hợp tổn thương dây chằng, gân, gãy xương kín thường chỉ thấy được sau khi thăm khám và chụp Xquang.

Cơn đau đầu gối có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ chấn thương hoặc sau đó vài ngày, thường đi kèm với các biểu hiện như chảy máu, sưng nề, bầm tím ở đầu gối. Cơn đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 đầu gối. Khi trẻ nghỉ ngơi con đau dịu lại nhưng sẽ lại tiếp tục khi trẻ vận động, chạy nhảy.

Biểu hiện của trẻ bị đau khớp gối
Biểu hiện của trẻ bị đau khớp gối

Tuy nhiên, cơn đau khớp gối cũng có thể do trẻ đang mắc một bệnh lý xương khớp nào đó. Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

- Đau nhức bắp chân, đù và phần sau gối.

- Đau đầu gối kéo dài quá 24 giờ và không có dấu hiệu thuyên giảm

- Sưng nề nặng quanh khớp gối

- Trẻ đau nhức đầu gối dữ dội

- Trẻ sốt

- Trẻ mệt mỏi, không năng lượng, không đứng vững hoặc không thể đứng thẳng người bằng 2 chân.

3. Trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối liệu có nguy hiểm?

Khi một trẻ 4 tuổi nói rằng chúng bị đau đầu gối, các bậc cha mẹ thường nghĩ ngay đến vấn đề do trẻ va chạm, té ngã mà ít khi nghĩ đến rằng trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó. Thực tế đây là một vấn đề nguy hiểm. Bới các bệnh lý xương khớp ở trẻ nếu không được phát hiện và xử trí sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe, thậm chí dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi, do đó, cha mẹ cần hết sức cảnh giác.

Một trong những vấn đề đi kèm khi trẻ bị đau khớp gối bệnh lý đó là sức khỏe của trẻ sẽ bị suy giảm rõ. Cơn đau nhức thường xuyên khiến trẻ ăn kém, ngủ kém dẫn đến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung, kém hoạt động thể lực hơn những trẻ cùng trang lứa.

Các bệnh lý tại đầu gối có thể gây nên những tổn thương vĩnh viễn khiến trẻ bị dị tật do đó nếu cha mẹ thấy con thường xuyên kêu đau đầu gối kèm mệt mỏi kéo dài thì cần đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

4. Cách phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ

Đau khớp gối bất kể do nguyên nhân gì đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Để phòng ngừa bệnh xảy ra, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

- Kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh thừa cân, béo phì vì sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối khiến khớp gối dễ bị tổn thương.

- Hướng dẫn trẻ vận động, đi lại, nằm ngồi hợp lý, đúng tư thế.

- Cho trẻ khởi động cơ thể bằng các bài tập cơ bản trước khi vận động

- Khuyến khích trẻ tập những môn thể thao tốt cho khớp gối như bơi lội, đạp xe, aerobic.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung những thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt cho xương như canxi, vitamin D, photpho, magie.

- Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi phát hiện bất thường ở trẻ.

Cách phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ
Cách phòng ngừa đau khớp gối ở trẻ

- Không cho trẻ sử dụng bất kì loại thuốc nào nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Như vậy, trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối là một vấn đề nguy hiểm do nguyên nhân có thể đến từ các bệnh lý nghiêm trọng bên trong cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ cần theo dõi trẻ sát, phát hiện sớm những vấn đề bất thường để có kế hoạch can thiệp kịp thời và phù hợp.

 

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh