Viêm khớp cổ chân là một trong những bệnh lý gây suy giảm đến hệ vận động và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, ngay từ hôm nay bạn cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Và hãy cùng chúng tôi giải mã mọi khía cạnh liên quan đến tình trạng sưng đau, nhức mỏi viêm khớp cổ chân ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Nhức mỏi, viêm khớp cổ chân trái phải là gì?
Viêm khớp cổ chân bên trái hoặc bên phải là tình trạng sưng đau, viêm đỏ vùng khớp cổ chân (đoạn nối giữa cẳng chân và bàn chân) hoặc mắt cá chân. Hiện tượng tổn thương này thường xuất hiện ở các khớp xương vùng cổ chân như: xương chày, xương đòn, xương mác.
Các cơn đau viêm khớp cổ chân có thể tiến triển dần dần, hoặc khởi phát đột ngột và đi kèm với các triệu chứng cụ thể như sau:
- Đau khi cử động, đau bùng phát khi hoạt động mạnh.
- Khớp cổ chân sưng đau, nóng đỏ.
- Đau nhiều hơn vào buổi sáng, hoặc sau khi ngồi và nghỉ ngơi.
- Khó khăn hoặc cảm thấy đau trong việc đi lại hoặc vận động thể chất.
2. Nguyên nhân gây sưng viêm khớp cổ chân
Sưng đau, viêm khớp cổ chân có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể như sau:
2.1. Gặp phải chấn thương
Viêm khớp cổ chân có thể xuất hiện do những chấn thương trong sinh hoạt hoặc khi làm việc trong một số trường hợp như: công nhân bê vác nặng, cầu thủ đá bóng, ngã chấn thương vùng cổ chân…
Các chấn thương này có thể làm gãy xương cổ chân, trật khớp khớp cổ chân. Điều này có thể dẫn tới sụn khớp cổ chân bị mài mòn đi, gây ra tình trạng viêm đau xung quanh khớp cổ chân.
2.2. Mắc phải một số bệnh lý khác
Người bệnh mắc phải một số bệnh lý liên quan đến xương khớp hoặc hệ thống miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ bị sưng đau, viêm khớp cổ chân. Chẳng hạn như:
- Thoái hóa khớp cổ chân:
Đây là một trong những căn bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi trung niên, hoặc cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi.
Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn ở khớp cổ chân bị mòn dần. Khi sụn bị mòn đi, nó trở nên sờn, thô ráp và không gian bảo vệ giữa các xương giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến việc các xương phần cổ chân cọ xát vào nhau và gây đau viêm.
- Viêm khớp dạng thấp:
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên toàn cơ thể và trong đó có khớp cổ chân và mắt cá chân. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây sưng đau, viêm khớp cổ chân và thậm chí là hoại tử vùng cổ chân.
3. Điều trị viêm khớp cổ chân
Hiện nay, nguyên tắc chữa trị viêm khớp cổ chân hướng đến là giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng vận động cho vùng khớp cổ chân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp điều trị đang được các bác sỹ áp dụng đó chính là:
3.1. Sử dụng thuốc trị viêm khớp cổ chân
Thuốc là một phần quan trọng trong chữa sưng viêm khớp cổ chân. Mục đích sử dụng thuốc là làm chậm quá trình mất xương, giảm viêm và giảm đau. Dưới đây là những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp.
- Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có thể sử dụng cho bệnh nhân viêm khớp cổ chân là: ibuprofen (Advil) và naproxen (Alleve).
- Các loại steroid: Trong một số trường hợp, steroid được tiêm trực tiếp vào mắt cá chân để giúp giảm viêm nhưng cần có sự chỉ định của bác sỹ.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) có thể giúp người bệnh vượt qua các cơn đau sưng khớp cổ chân.
- DMARDs: Đây là nhóm thuốc chống thấp khớp giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch
3.2. Phẫu thuật khớp cổ chân
Trong trường hợp, bệnh nhân viêm khớp cổ chân đã áp dụng đầy đủ các biện pháp nội khoa nhưng không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng này gây ra biến chứng nặng nề đến hệ vận động thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên phẫu thuật khớp cổ chân.
Một số phương pháp phẫu thuật khớp cổ chân thường được các bác sĩ áp dụng đó là:
- Phẫu thuật nội soi
- Thay toàn bộ mắt cá chân.
- Tạo hình khớp...
3.3. Các biện pháp phục hồi tại nhà
Điều chỉnh lối sống là một phần quan trọng trong việc giúp điều trị bệnh viêm khớp ở mắt cá chân hay viêm khớp cổ chân. Sau đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Chườm đá: Đây là biện pháp cực đơn giản giúp bạn đối phó hiệu quả cho những đợt cấp các triệu chứng viêm khớp cổ chân (sưng đau, viêm đỏ).
- Sử dụng nẹp cố định mắt cá chân: Điều này sẽ giúp khớp cổ chân cũng như khớp mắt cá nhân luôn ở vị trí cố định, giảm áp lực lên khớp cổ chân khi bạn di chuyển.
- Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu: Một số bài tập có thể khớp cổ chân của bạn vận động linh hoạt và đồng thời củng cố sức mạnh ở các cơ khớp cổ chân.
4. Bị viêm đau khớp cổ chân nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng có vai trò quyết định đến hiệu quả chữa trị viêm khớp cổ chân bởi nếu như bạn không ăn uống khoa học thì nguy cơ thừa cân sẽ tăng cao. Lúc này, tổn thương khớp cổ chân ngày càng nặng nề hơn.
Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đẩy lùi đau sưng khớp cổ chân:
Khi bị viêm sưng khớp cổ chân bạn cần kiêng ăn:
- Các loại đồ ăn chế biến sẵn: xúc xích, khoai tây chiên, đồ đóng hộp…
- Thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo, đồ uống quá ngọt...
- Các món ăn vỉa hè, đường phố không đảm bảo vệ sinh
Nên ăn những loại thực phẩm lành manh, tốt cho sức khỏe xương khớp như:
- Rau xanh, hoa quả: mồng tơi, mướp, cam, dứa…
- Các loại cá: cá chép, cá hồi, cá thu…
- Sữa: sữa chua, sữa không đường...
Mong rằng thông qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn tổng quát về bệnh lý viêm khớp cổ chân. Chúc bạn sớm vượt qua tình trạng này và luôn lạc quan trong cuộc sống nhé.