Viêm khớp vai- hiểu rõ để phòng ngừa và điều trị

Ngày đăng: 29/08/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm khớp vai là một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Điều này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và thậm chí là còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn những thông tin cần biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh viêm khớp vai hiệu quả và an toàn nhất hiện nay.

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp vai

Viêm khớp vai là một trong những bệnh lý viêm khớp hay xảy ra. Bệnh viêm khớp vai còn được gọi là viêm quanh khớp vai. Bệnh lý này để chỉ tất cả các tình trạng tổn thương phần mềm hay phần cấu trúc xương xung quanh vai dẫn đến việc làm giới hạn hoạt động của khớp vai. Các phần mềm xung quanh vai bao gồm các gân, cơ, bao khớp, dây chằng,… Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp vai, chúng ta có thể chia bệnh lý này thành 2 loại:

Viêm khớp vai nguyên phát: Các phần mềm xung quanh khớp vai tự khởi phát nên các tổn thương và gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khớp vai.

Viêm khớp vai thứ phát: Một tổn thương xương khớp tại vị trí khác có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của khớp vai, chẳng hạn như khi tổn thương đốt sống cổ hay lồng ngực thì các gân và bao khớp xung quanh vai có thể bị viêm làm ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của khớp vai.

Tổng quan về viêm khớp vai
Tổng quan về viêm khớp vai

2. Nguyên nhân gây viêm khớp bả vai

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho phần mềm quanh vai bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm đau khớp bả vai thường gặp:

Tuổi tác cao: Ở những người trên 50 tuổi, các phản ứng thoái hoá cơ xương khớp diễn ra mạnh mẽ. Trong độ tuổi này, khó mà tránh khỏi sự thoái hoá các khớp và phần mềm quanh khớp, điều này trực tiếp hay gián tiếp gây nên tổn thương trong viêm khớp quanh vai.

Do chấn thương: Các phần mềm cơ, dây chằng, gân rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra một va đập mạnh như khi bị tai nạn, chấn thương do chơi thể thao hay do công việc phải khuân vác vật nặng trên vai. Các tổn thương sẽ tích tụ, lớn dần lên và cuối cùng có thể tiến triển thành viêm khớp bả vai.

Do viêm xương khớp: Một số vị trí khớp gần vai như đốt sống cổ hay lồng ngực khi bị tổn thương có thể làm giảm vận động các cơ phần vai, viêm gân vai, teo cơ, là các biến chứng cũng thường hay gặp.

Một số bệnh lý khác: thần kinh, hô hấp, tim mạch, tiểu đường, ung thư vú,...

Chấn thương gây viêm khớp bả vai
Chấn thương gây viêm khớp bả vai

3. Triệu chứng viêm khớp vai như thế nào> 

Tùy thuộc vào từng thể của bệnh mà sẽ có những triệu chứng viêm khớp vai khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng hay gặp nhất:

Viêm khớp vai thể đơn thuần

Viêm khớp vai ở thể này có biểu hiện như sau:

Triệu chứng lâm sàng:

– Giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị đau tại vùng vai, vì đây là bộ phận phải vận động nhiều và dễ gặp chấn thương.

– Cơn đau cũng thường hay xuất hiện tại gân trên vai hoặc điểm bám gân bó dài của gân cơ nhị đầu cánh tay.

– Cơn đau có xu hướng ngày càng tăng dần lên, đặc biệt là khi có vận động tại vùng khớp vai. Những cơn đau như thế này khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động.

– Triệu chứng viêm khớp vai phổ biến ở thể này còn có thể do gân gặp vấn đề.

Chụp X-quang:

Đối với thể đơn thuần khi chụp X-quang sẽ không thấy các dấu hiệu bất thường gì. Các hình ảnh đều bình thường, chỉ có một số trường hợp gân ở vai có thể gặp tình trạng bị canxi hóa.

Siêu âm:

Khi siêu âm cũng sẽ thấy bình thường, còn khi gân bị canxi hóa thì sẽ thấy xuất hiện những nốt tăng âm, bóng cản ở hình ảnh siêu âm, còn bao gân nhị đầu sẽ xuất hiện dịch bao quanh.

Viêm khớp vai thể cấp

Viêm khớp vai
Viêm khớp vai 

Ở thể cấp tính, bệnh nhân có thể nhận biết triệu chứng bệnh qua:

Triệu chứng lâm sàng:

– Ở thể này cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, đau dữ dội không chỉ ở vùng khớp vai mà còn lan rộng sang vùng bả vai, đau lên cổ và đau lan cả xuống lưng, cánh tay, bàn tay.

– Phần vai bị sưng và nóng đỏ.

– Có một số trường hợp bệnh nhân viêm khớp vai ở thể này còn bị sốt nhẹ.

– Hạn chế vận động khớp vai, cánh tay không linh hoạt, thường chỉ có thể để ở tư thế buông thõng.

Chụp X-quang:

Khi chụp X-quang sẽ thấy xuất hiện một số vị trí bị canxi hóa. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn chúng có thể biến mất.

Siêu âm:

Khi siêu âm sẽ thấy hiện tượng canxi hóa thông qua các bóng cản tại phần bao hoạt dịch và gân. Xung quanh vị trí dưới mỏm cùng vai cũng có thể thấy có dịch bao quanh.

Viêm khớp vai thể giả liệt khớp vai

Cách nhận biết triệu chứng bệnh viêm khớp vai ở thể giả liệt gồm:

Triệu chứng lâm sàng:

– Bệnh nhân viêm khớp vai bị các cơn đau dữ dội hành hạ, đôi khi có tiếng kêu lạo xạo lúc vận động khớp vai.

– Sau vài ngày xuất hiện cơn đau thì cánh tay bệnh nhân sẽ xuất hiện các vết bầm tím.

– Người bệnh viêm khớp sẽ cảm thấy khó vận động khớp vai.

Chụp X-quang, chụp MRI:

Khi tiến hành chụp X-quang và MRI sẽ nhìn thấy những gân mũ đứt do phần giữa khoang khớp và túi thanh mạch bị thông nhau.

Siêu âm:

Bệnh nhân xuất hiện vết bầm ở cánh tay, đi siêu âm thì sẽ thấy hình ảnh máu tụ và đứt 2 đầu gân.

Viêm khớp vai thể đông cứng

Trường hợp bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng sẽ có biểu hiện sau:

Triệu chứng lâm sàng:

– Triệu chứng viêm khớp vai phổ biến ở thể này cũng là các cơn đau. Chủ yếu là đau kiểu cơ học, đặc biệt là đau thường xuất hiện về đêm và buổi sáng sau khi ngủ dậy.

– Hạn chế vận động ở khớp vai, cả vận động chủ động lẫn vận động thụ động.

– Khi bệnh nhân giơ tay, phần xương bả vai sẽ di chuyển cùng xương cánh tay. Có thể thấy rõ ràng từ phía sau lưng.

Viêm khớp vai thể đông cứng
Viêm khớp vai thể đông cứng

Chụp X-quang:

Khi tiến hành bơm thuốc cản quang trong quá trình chụp X-quang thường sẽ không thể bơm được như bình thường (30 – 35ml), chỉ có thể bơm được khoảng 5 – 10ml vì thời điểm này các khoang đã bị canxi hóa.

4. Điều trị bệnh viêm khớp vai như thế nào?

Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp vai phổ biến hiện nay:

Vật lý trị liệu

Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tác động một số động tác lên vai nhằm kích thích dây chằng và dây thần kinh vận động. Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn một số bài tập tại nhà nhằm cải thiện chức năng khớp.

Thay đổi lối sống

Để hạn chế tình trạng mô sụn tiếp tục bị bào mòn, người bệnh cần thay đổi một số thói quen thiếu khoa học. Trước tiên, cần hạn chế các tư thế gây căng thẳng và chèn ép lên khớp vai như đánh tennis, bóng chuyền,... Ngoài ra, tuyệt đối không được mang vác vật nặng. Áp lực từ các hoạt động này có thể làm sụn bị tổn thương nặng nề hơn.

Đặc biệt, cần loại bỏ một số thói quen ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp như hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích,…

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp giúp giảm đau nhanh chóng. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tùy thuộc vào mức độ đau của từng trường hợp bệnh nhân.

Các loại thuốc thường được sử dụng như: Acetaminophen, NSAID, thuốc ức chế chọn lọc COX-2,...

Điều trị viêm khớp vai bằng thuốc
Điều trị viêm khớp vai bằng thuốc

Tiêm

Hiện nay có hai loại thuốc tiêm có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh viêm khớp vai là tiêm axit hyaluronic và corticosteroid.

Phẫu thuật vai

Khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, phẫu thuật vai sẽ được cân nhắc thực hiện. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ được chỉ định dựa vào độ tuổi và mức độ tổn thương tại khớp. Phẫu thuật nội soi và thay khớp vai là 2 phương pháp được sử dụng trong trường hợp này.

Viêm khớp vai là bệnh xương khớp thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, người bệnh nên chú ý đến sức khỏe bản thân, nhận biết những tín hiệu từ sức khỏe, tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.

Xem thêm các bài viết:  Viêm khớp cổ tay

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh