Hiện tượng cứng khớp là gì? Cách điều trị hiệu quả?

Ngày đăng: 20/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Tình trạng cứng khớp gặp khá phổ biến ở người trung tuổi và người cao tuổi, thường xảy ra khi chuyển mùa. Thế nào là hiện tượng cứng khớp? Nguyên nhân? Cách điều trị hiệu quả? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Cứng khớp là gì?

Khớp là vị trí kết nối các đầu xương lại với nhau, được chia làm 3 loại: khớp bất động, khớp bán động và khớp động. Khớp động là khớp phổ biến ở các chi. Cấu tạo của khớp động gồm có các dây chằng, gân, sụn khớp, bao khớp. Các dây chằng giúp gắn các xương với nhau. Gân có nhiệm vụ gắn cơ với xương. Sụn khớp bao lấy đầu xương để ngăn cản tiếp xúc giữa hai đầu xương. Bao khớp là lớp màng bao quanh khớp giúp tiết ra dịch khớp để bôi trơn, có nhiệm vụ nuôi dưỡng sụn và giúp khớp hoạt động linh hoạt hơn. Chính nhờ vào cấu tạo và cơ chế hoạt động của khớp mà con người có thể vận động một cách dẻo dai, linh hoạt.

Cứng khớp là gì
Cứng khớp là gì

Cứng khớp là hiện tượng các hoạt động vận động của khớp không còn linh hoạt, dẻo dai mà trở nên khó vận động. Người bị cứng khớp sẽ gặp khó khăn trong việc co duỗi khớp gối, gấp duỗi các khớp bàn tay, ngón tay, các động tác cúi người, xoay cổ… Các triệu chứng của cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và có thể kéo dài 1-2 giờ sau đó.

Cứng khớp xảy ra khi nào?

Có 2 kiểu cứng khớp thường gặp là cứng khớp gối và cứng khớp ngón tay, thường xảy ra vào buổi sáng. 

Cứng khớp gối xảy ra khi đầu gối của bạn bị xơ dính, co cứng lại. Khi bị cứng khớp gối người bệnh không thể duỗi thẳng chân mà ở trong trạng thái gập cứng vào và phải xoa bóp một lúc mới có thể duỗi chân, đứng dậy, đi lại được. Một số trường hợp kèm theo tình trạng co cứng gối là sưng gối, nóng đỏ. Tình trạng này thường gặp ở những người gặp các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và một số bệnh liên quan đến khớp gối.

Cứng khớp ngón tay
Cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay thường gặp ở người cao tuổi, chấn thương tay, người hoạt động nặng liên tục trong một thời gian dài. Hiện tượng cứng khớp gối thường diễn vào buổi sáng với các biểu hiện tê, sưng, đau nhức khớp ngón tay. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho người bệnh vào buổi sáng sau khi ngủ dậy mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu tình trạng cứng khớp ngón tay chỉ kéo dài ít hơn nửa giờ sau khi ngủ dậy thì có thể do sự bất thường của cơ hoặc thoái hóa khớp. Còn nếu tình trạng này kéo dài trên 1 giờ có thể do viêm khớp. Khi các khớp ngón tay bị co cứng sau khi ngủ dậy bạn chỉ cần xoa bóp một lúc sẽ có thể vận động bình thường.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây ra cứng khớp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cứng khớp, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:

Tuổi tác

Khớp phải chịu một áp lực đáng kể sau một thời gian dài hoạt động do đó ngày càng trở nên yếu đi. Tuổi càng cao thì nguy cơ lão hóa xương càng cao. Tình trạng cứng khớp chính là một phần tất yếu của quá trình lão hóa xương. Hiện nay, cùng với sự già hóa của dân số thì tỷ lệ số người bị cứng khớp trong cộng đồng ngày càng tăng.

Bệnh lý

Hiện tượng cứng khớp thường xảy ra khi bạn gặp một số bệnh lý như:

- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn dẫn đến các chứng viêm mãn tính và xơ hóa khớp. Bệnh lý này có thể gây nên tổn thương ở sụn khớp và xương, khiến khớp gối bị cứng trong khoảng một một khoảng thời gian (khoảng 1 giờ).

- Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi sụn khớp và xương dưới sụn bị suy yếu khiến cho việc vận động kém linh hoạt. Những người thoái hóa khớp thường gặp các triệu chứng đau và cứng khớp gối vào sáng sớm sau khi ngủ dậy. Trong trường hợp này bạn nên bổ sung thêm một số dưỡng chất cho khớp như collagen, MSM, glucosamine… để tái tạo sụn khớp, phục hồi các tổn thương của khớp.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp vào sáng sớm sau khi ngủ dậy

- Bệnh gout: gây cứng khớp, sưng đau, đặc biệt khớp ngón chân cái thường bị ảnh hưởng đầu tiên và ảnh hưởng nhiều nhất.

- Viêm bao hoạt dịch: các khớp thường xuyên hoạt động như khớp gối, khớp ngón tay, khớp vai… thường dễ gặp phải tình trạng viêm bao hoạt dịch. Khi tình trạng viêm bao hoạt dịch xảy ra người bệnh sẽ cảm thấy khớp sưng đau, co cứng khớp.

Ngoài ra, một số bệnh lý viêm xương khớp như: viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn, đau đầu gối… cũng là nguyên nhân gây cứng khớp.

Chấn thương

Các chấn thương xảy ra do tai nạn giao thông, chơi thể thao, lao động nặng sẽ gây ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là khớp gối. Tình trạng này có thể khiến cho sụn khớp bị tổn thương, giãn dây chằng, trật khớp, vỡ hoặc gãy xương… gây ra cứng khớp gối.

Nguyên nhân khác

- Do bẩm sinh

- Do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hay tiêm nhiều thuốc ở cơ tứ đầu đùi.

- Sau khi bó bột bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp và teo cơ. Nguyên nhân của việc này là do  khớp bất động quá lâu làm cho dây chằng và các mô mềm bị xơ hóa, các mô xơ xung quanh khớp trở nên dày hơn gây ra tình trạng  cứng khớp.

Điều trị cứng khớp như thế nào?

Nguyên tắc điều trị cứng khớp

Điều trị đủ lộ trình: Trong điều trị cứng khớp phải tuân thủ việc điều trị đủ lộ trình gồm các bước cơ bản: tấn công, duy trì và phục hồi.

  • Ở giai đoạn tấn công, mục đích chính là điều trị các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ, viêm khớp. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn này thường là các thuốc giãn cơ, giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này không được sử dụng thuốc trong thời gian dài vì gây ra nhiều tác dụng không mong muốn 
  • Giai đoạn duy trì và phục hồi: Mục đích của giai đoạn này là giúp tình trạng của bệnh nhân giảm xuống hoặc ít nhất không diễn biến nặng hơn, đồng thời phục hồi các tổn thương liên quan đến khớp.
Nguyên tắc điều trị cứng khớp
Nguyên tắc điều trị cứng khớp

Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi có chủ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc

Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý: 

Để việc điều trị cứng khớp an toàn, hiệu quả bệnh nhân nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý. Việc luyện tập thể dụng vừa có khả năng điều trị các triệu chứng của cứng khớp vừa phòng ngừa cứng khớp và một số bệnh lý xương khớp khác. Để tăng sức bền và tăng tính dẻo dai của khớp bạn có thể lựa chọn một số bài tập như: bơi lội, đạp xe, đi bộ nhẹ nhàng…

Các biện pháp điều trị cứng khớp

Một số phương pháp điều trị cứng khớp đang được áp dụng hiện nay gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: những thuốc được sử dụng trong điều trị cứng khớp là thuốc thuộc nhóm giảm đau, chống viêm, giãn cơ… Hai nhóm thuốc cơ bản được sử dụng đó là NSAIDs và Corticoid. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các thuốc này vì rất dễ gây ra tình trạng chảy máu dạ dày, viêm dạ dày, gặp các vấn đề về gan, thận…  
Cách điều trị cứng khớp bằng thuốc
Cách điều trị cứng khớp bằng thuốc

Việc điều trị bằng các thuốc hóa dược dài ngày gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng. Chính vì vậy, hiện nay việc điều trị cứng khớp hướng về các chất có nguồn gốc tự nhiên. Mộc Kiện Linh với các thành phần chiết xuất tự nhiên từ màng trứng tự nhiên, chiết xuất Nhũ Hương, chiết xuất Hồ tiêu đen, collagen… giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp, hỗ trợ bảo vệ sụn khớp, loại bỏ các triệu chứng cứng khớp, hạn chế quá trình thoái hóa khớp. Đây là sản phẩm của công ty Dược phẩm Bảo Minh, đạt tiêu chuẩn GMP và được các khách hàng tin tưởng sử dụng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó.

  • Điều trị vật lý trị liệu: phương pháp này có tác dụng điều trị cứng khớp dựa vào việc tác động các lực kéo giãn bó cơ, tăng độ dẻo dai và kích thích lưu thông máu cho khớp. Biện pháp này được thực hiện thường xuyên sẽ làm giảm sưng viêm, co cứng khớp, phục hồi các tổn thương sâu trong khớp
  • Trị liệu thần kinh cột sống: cứng khớp có liên quan đến tổn thương các dây thần kinh cột sống. Bằng những thủ thuật nắn chỉnh khớp về đúng vị trí, phương pháp này giúp giảm các vấn đề về đau nhức khớp nói chung và cứng khớp nói riêng.
  • Phương pháp sử dụng laser cường độ cao: bệnh nhân được điều trị bằng cách chiếu các bước sóng rộng với cường độ mạnh. Phương pháp này sẽ kích thích sâu đến các mô xương thúc đẩy sự tăng sinh tế bào mới, ngăn ngừa lão hóa khớp, chống sưng viêm.
Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh