Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay hơn 60 tuổi được chẩn đoán là viêm khớp dạng thấp với những triệu chứng như đau khớp gối âm ỉ thường xuyên, cơn đau thường dữ dội khi về đêm và sáng sớm, mặc dù tôi đã dừng hết công việc để nghỉ ngơi nhưng cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, tại vị trí khớp gối đau thường hay bị cứng khớp trong thời gian dài và sờ vào khu vực này thấy ấm nóng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viêm khớp dạng thấp của tôi có chữa khỏi được không và các phương pháp chữa bệnh viêm khớp dạng thấp này. Rất mong nhận được câu trả lời từ bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bác, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bác về căn bệnh viêm khớp mà bác và rất nhiều người cùng mắc phải.
1. Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không
Hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính mà khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc chữa dứt điểm hoàn toàn căn bệnh này. Bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân và có nguy cơ mất đi khả năng vận động tàn phế suốt đời.
Các phương pháp điều trị hiện nay với mục đích ức chế viêm, giảm nhẹ cơn đau do bệnh mang đến, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra nếu có thể. Nếu bệnh được phát hiện sớm sẽ có nhiều biện pháp điều trị nhằm ngăn chặn quá trình bệnh diễn ra nặng, hạn chế sự phá hủy khớp và những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Một vài biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp đó là:
-Tình trạng viêm lan rộng từ các khớp đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Người bệnh có thể bị viêm phổi hoặc viêm màng phổi dẫn đến khó thở, tức ngực. Viêm mắt khiến mắt đỏ, khô, đau rát. Người bệnh có thể bị viêm mô xung quanh tim dẫn đến viêm màng tim gây ra đau tim và đột quỵ.
- Tổn thương các khớp xương và sụn lân cận khiến chúng nứt gãy và biến dạng khớp vĩnh viễn.
- Biến chứng do tình trạng bệnh kéo dài, trật khớp ở đỉnh cột sống gây áp lực lên tủy sống được gọi là bệnh lý tủy cổ. Bệnh lý này ảnh hưởng đến chức năng vận động và có thể khiến tủy sống tổn thương vĩnh viễn.
2. Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không? Như đã nói ở trên bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính không thể chữa khỏi. Các phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp chỉ nhằm giảm viêm, hạn chế cơn đau, duy trì khả năng vận động của khớp và hạn chế biến chứng nguy hiểm là tàn phế xảy ra. Có 2 phương pháp được sử dụng hiện nay là sử dụng thuốc và phương pháp phẫu thuật nếu bệnh lý diễn biến nặng, khớp bị phá hủy nghiêm trọng.
Phương pháp sử dụng thuốc:
-Thuốc sinh học: dùng thuốc kháng là IL-6 hoặc TNF-alpha, thuốc được kết hợp với các loại DMARD khác hoặc dùng riêng nếu DMARD không có tác dụng, thuốc sử dụng theo đường tiêm.
-Thuốc ức chế JAK: thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các enzym trong quá trình truyền tín hiệu, cắt đứt nguồn giải phóng cytokin gây viêm khớp. Thuốc dùng cho bệnh nhân trưởng thành tình trạng bệnh từ trung bình đến nặng.
- Thuốc giảm đau: thuốc có tác dụng làm nhẹ những cơn đau nhức khó chịu hành hạ người bệnh, thuốc được sử dụng để kiểm soát tình hình bệnh.
- Thuốc chống viêm không Steroid: thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm nhưng không có tác dụng ngăn chặn diễn biến của bệnh.
Đặc biệt để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp an toàn, không tác dụng phụ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra tinh chất CEM3 trong màng vỏ trứng giúp bổ sung sụn khớp, giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đây là công nghệ tiên phong giúp kéo dài hiệu quả bệnh lý viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Tinh chất cem3 màng vỏ trứng hiện nay có trong viên uống Mộc Kiện Linh. Chi tiết sản phẩm, độc giả có thể xem thêm tại đây: Mộc Kiện linh
Điều trị hỗ trợ:
-Vật lý trị liệu: các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng bệnh, hạn chế cơn đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp cùng sự dẻo dai linh hoạt của các khớp xương qua đó duy trì chức năng vận động của người bệnh.
- Dụng cụ hỗ trợ: biện pháp này được sử dụng nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong vận động, bằng cách đeo nẹp, mang giá đỡ, dùng đế lót giày,..giúp bảo vệ các khớp.
- Liệu pháp bổ sung: đó là những biện pháp như châm cứu, bấm huyệt, massage,... giúp lưu thông, tuần hoàn máu nhờ vậy mà giảm cơn đau, giảm viêm và tăng độ dẻo dai của khớp.
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp: tuy chưa có nghiên cứu chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới diễn biến bệnh viêm khớp nhưng nếu người bệnh có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế chất béo sẽ có lợi cho hệ xương khớp. Việc bổ sung nhiều vitamin D, canxi, axit folic sẽ làm hạn chế tác dụng phụ của thuốc viêm khớp dạng thấp và hệ xương khớp khỏe mạnh, vững chắc.
Phương pháp phẫu thuật:
Đây là phương pháp được chỉ định khi bệnh nhân không có tác dụng với thuốc, tình trạng viêm đã diễn biến nghiêm trọng, khả năng vận động bị ảnh hưởng. Các phương pháp phẫu thuật như nội soi khớp và thay khớp. Với phương pháp nội soi thì người bệnh không phải nằm viện lâu, sau vài ngày có thể sinh hoạt bình thường. Thay khớp có thể thay một phần hoặc toàn bộ khớp, người bệnh cần nằm viện lâu dài để theo dõi, phục hồi, tập vật lý trị liệu để nhanh lấy lại khả năng vận động.
Chúng tôi đã giải đáp thắc mắc: bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không. Hi vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bác và nhiều người bệnh khác hiểu rõ về bệnh lí này và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.