Cứng khớp ngón tay kèm tê bì phải làm sao?

Ngày đăng: 24/11/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Cứng khớp ngón tay kèm tê bì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời. Vậy hiện tượng cứng khớp ngón tay là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng cứng khớp ngón tay

Hiện tượng cứng khớp ngón tay là tình trạng tổn thương khớp ngón tay, có thể xảy ra tại bất kỳ ngón tay nào đó trên bàn tay như: ngón tay cái, ngón giữa, ngón cái…

Các cơn đau cứng khớp ngón tay có thể diễn ra từ từ đến thường xuyên, co cứng khớp khiến bạn hoạt động, cử động cầm nắm khó khăn hơn.

Tình trạng tê cứng khớp ngón tay có thể xảy ra trong nhiều trường hợp như:

- Có nhiều người bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy. Theo các chuyên gia, khi chìm trong giấc ngủ thì lượng dịch khớp giảm xuống, làm cho hiện tượng cứng khớp ngón tay hoặc các khớp khác thêm nặng hơn.

- Ngoài ra, hiện tượng đau cứng khớp ngón tay còn xảy ra sau phẫu thuật ở bàn tay. Sau phẫu thuật, các khớp ngón tay có thể bị ảnh hưởng tới hoạt động và gây đau nhức.

- Thậm chí, nhiều mẹ bầu đang mang thai cũng có thể bị cứng khớp ngón tay. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormone relaxin trong cơ thể bà bầu để phục vụ cho quá trình chuyển dạ, hoặc do tư thế nằm ngủ của mẹ bầu không đúng gây ra tê cứng khớp ngón tay.

Cứng khớp tay thường xuất hiện khi ngủ dậy
Cứng khớp tay thường xuất hiện khi ngủ dậy

Nguyên nhân gây đau cứng khớp ngón tay

Theo các chuyên gia, tình trạng đau cứng khớp ngón tay có liên quan tới một hay nhiều yếu tố sau đây:

- Viêm khớp dạng thấp

Những rối loạn bất thường do viêm khớp dạng thấp gây ra có thể tấn công toàn bộ nhiều khớp, trong đó có khớp ngón tay.Điều này gây ra nhiều hậu quả cho khớp ngón tay như: tê cứng, đau sưng khớp.

- Viêm khớp

Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau cứng khớp ngón tay. Nếu không được chữa trị từ sớm, viêm khớp ngón tay có thể phá hủy và làm mòn sụn, mô bảo vệ xương trong khớp ngón tay và gây nên cứng khớp ngón tay.

- Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nên gây đau sưng, cứng khớp kèm theo viêm da và các mảng da có vảy (bệnh vẩy nến). Các khớp ngón tay và ngón chân thường bị tổn thương nặng nề.

- Bệnh co thắt Dupuytren

Chứng co cứng Dupuytren xảy ra do sự dày lên của mô dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Khi xảy ra tình trạng này, các ngón tay của bạn bắt đầu gập xuống về phía lòng bàn tay. Các ngón tay thứ tư và thứ năm thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Thông thường, tình trạng này nhẹ và tiến triển rất chậm. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể khó duỗi thẳng các ngón tay và gây cứng khớp, đau nhức ngón tay.

- Thương tích

Căng cứng cũng có thể xảy ra sau khi bạn bị thương ở tay. Điều này có thể xảy ra do tổn thương ở bàn tay như viêm, sẹo hoặc tổn thương dây chằng và gân. 

Một số nguyên nhân phổ biến của chấn thương tay bao gồm: ngã trên cao, tai nạn giao thông, hoặc chấn thương thể thao.

 Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến cứng khớp tay
 Viêm khớp vảy nến có thể dẫn đến cứng khớp tay

Điều trị tê cứng khớp ngón tay

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: 

  • Nguyên nhân gây ra đau cứng khớp ngón tay.
  • Mức độ ảnh hưởng của tình trạng này tới cuộc sống của người bệnh.
  • Độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Và thông thường, các phương pháp điều trị tê cứng khớp ngón tay được áp dụng phổ biến là:

Điều trị nội khoa

Dưới đây là một số biện pháp nội khoa trong chữa trị cứng khớp ngón tay mà bạn cần biết:

Sử dụng thuốc 

Khi bạn bị các cơn đau nhức khớp ngón tay thường xuyên “ghé thăm” thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn, để làm giảm nhẹ tình trạng cứng hoặc đau nhức, chẳng hạn như:

  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Naproxen (Aleve)
  • Aspirin
  • Acetaminophen (Tylenol)

Ngoài ra, nếu tình trạng tê cứng bàn tay của bạn là do viêm khớp dạng thấp hoặc viêm khớp vảy nến thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc đặc trị để làm giảm các triệu chứng của bạn. Dùng những loại thuốc này theo chỉ dẫn của bác sỹ cũng có thể giúp ngăn ngừa thêm tổn thương khớp ngón tay.

Nẹp hoặc bó bột

Nẹp và bó bột giúp ổn định khớp, được áp dụng trong trường hợp khớp ngón tay bị đau cứng. Ngoài ra, phương pháp này cũng thường được sử dụng trong các trường hợp đau quá mức, hoặc chấn thương tổn thương khớp ngón tay.

Tuy nhiên, việc đeo nẹp hoặc bó bột quá lâu có thể khiến cơ vùng tay bị yếu đi, vì vậy bạn nên tập luyện các bài tập tay khi tháo nẹp ra.

Nẹp giúp ổn định khớp ngón tay
Nẹp giúp ổn định khớp ngón tay

Tiêm steroid

Tiêm steroid có thể giúp giảm viêm ở khớp ngón tay, được áp dụng trong các trường hợp uống thuốc không hiệu quả. Những mũi tiêm này có thể làm giảm bớt tình trạng cứng và đau viêm khớp ngón tay trong vài tuần.

Tuy nhiên, chúng chỉ có thể được sử dụng trong số lần giới hạn, theo sự chỉ định của bác sỹ bởi vì các tác dụng phụ tiềm ẩn nguy hiểm, bao gồm sự suy yếu của gân và dây chằng.

Tiêm enzym

Tiêm loại enzyme có tên là collagenase có thể được sử dụng để giúp điều trị bệnh co cứng khớp ngón tay, điều này làm cho các mô dày ở tay mềm và trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện với sự trợ giúp của nhân viên y tế và bác sỹ.

Thực hiện phẫu thuật

Trong trường hợp người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa như trên nhưng không có tác dụng giảm bớt tình trạng cứng khớp, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật. 

Bác sĩ sẽ  trao đổi với người bệnh và gia đình để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, đảm bảo tối đa an toàn và hiệu quả.

Sau khi phẫu thuật bàn tay, bác sỹ sẽ cố định bàn tay của người bệnh bằng nẹp hoặc bó bột cho đến khi bàn tay lành lại. Sau đó, người bệnh sẽ cần thực hiện các bài tập để giúp phục hồi sức mạnh và độ linh hoạt cho bàn tay.

Cứng đau khớp ngón tay nên ăn gì? kiêng gì?

Với những người bị cứng đau khớp ngón tay thì nên duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Cụ thể như sau:

Cứng khớp ngón tay nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh cứng khớp ngón tay, bạn có thể tham khảo như sau:

- Các loại rau họ cải: 

Rau họ cải (cải thìa, cải bắp, súp lơ...) đều có khả năng ức chế hoạt động của enzyme gây đau sưng khớp. Thêm vào đó, chúng chứa nhiều loại chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch chung cho cả cơ thể.

Rau họ cải tốt cho người bị cứng khớp tay
Rau họ cải tốt cho người bị cứng khớp tay

- Tỏi:

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng một hợp chất có trong tỏi là diallyl disulfide có thể hoạt động chống lại các enzym gây hại cho sụn khớp, phòng ngừa tình trạng cứng khớp ngón tay.

- Bột yến mạch:

Các loại ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch có liên quan đến giảm mức độ viêm nhiễm, tăng cường phục hồi và giúp khớp ngón tay trở nên linh hoạt hơn. Bạn có thể kết hợp ăn bột yến mạch với trái cây, các loại hạt và sữa chua.

- Cá hồi:

Theo các chuyên gia, cá hồi là nguồn cung cấp axit béo Omega - 3 dồi dào, giúp giảm sưng cứng khớp ngón tay. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường chức năng của toàn bộ hệ vận động.

4.2. Đau cứng khớp ngón tay kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cải thiện tốt tình trạng đau cứng khớp ngón tay, bạn cần tránh xa những loại đồ ăn, thức uống như sau:

- Các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn:

Một số nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa thịt đỏ và thịt đã qua chế biến với dấu hiệu tăng mạnh viêm khớp dạng thấp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cứng khớp ngón tay hoặc tê bì tay chân.

Ví dụ, chế độ ăn nhiều thịt đã qua chế biến và thịt đỏ chứng tỏ mức độ cao của các dấu hiệu viêm như interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine. Do vậy, bạn cần hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này càng sớm càng tốt.

- Bia rượu:

Loại đồ uống gây nghiện này có thể làm tăng nguy cơ gây hại sụn khớp, khiến cho khớp ngón tay trở nên tê cứng hơn nếu quá lạm dụng chúng.

Vì vậy, hãy hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng rượu bia để tránh làm tổn thương khớp ngón tay cũng như nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Đồ uống có cồn gây tăng đau cứng khớp
Đồ uống có cồn gây tăng đau cứng khớp

- Đồ ăn chứa quá nhiều muối:

Ăn mặn có thể gây hại cho nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có nguy cơ làm tăng cứng khớp ngón tay. Nếu chẳng may lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn, bạn có thể “chữa cháy” bằng cách cho thêm nước hoặc vắt thêm chanh vào món ăn đó.

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn có góc nhìn tổng quan về cứng khớp ngón tay đi kèm với tê bì. Chúc bạn sẽ luôn có đôi bàn tay khỏe mạnh và lạc quan trong cuộc sống nhé.

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh