Bị cứng khớp tay, chân sau bó bột phải làm sao?

Ngày đăng: 23/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Cứng khớp cổ tay sau bó bột là hiện tượng thường gặp, đặc biệt là cứng khớp ở vùng tay, chân. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì cũng như cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau:

Các vị trí bị cứng khớp sau bó bột

Sau chấn thương phải bó bột, các khớp lâu ngày không vận động sẽ gây nên hiện tượng cứng khớp sau đó

Cứng khớp cổ tay sau bó bột

Cổ tay thường là vị trí hay bị chấn thương nhất do người bệnh thường có xu hướng chống tay xuống đất khi ngã gây tình trạng gãy xương cổ tay hoặc tổn thương phần mềm xung quanh vị trí này.

Sau khi bó bột nhằm hỗ trợ quá trình liền lại của xương đã gãy, người bệnh thường gặp phải tình trạng cứng khớp với một số triệu chứng như:

- Khớp cảm giác rất cứng, không linh hoạt

- Đau khớp, khó cầm nắm bất kì thứ gì

- Không thể gập duỗi cổ tay, chỉ có thể úp, ngửa bàn tay

- Một số trường hợp có thể gặp tình trạng sưng, nóng tại khớp

Những triệu chứng trên thường tăng lên khi vận động, đau nhiều vào ban đêm gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Sau bó bột thường bị cứng khớp cổ tay
Cứng khớp cổ tay sau bó bột là hiện tượng thường gặp

Cứng khớp ngón tay

Sau một thời gian dài cần phải bó bột tại ngón tay vì một lí do nào đó, khớp ngón tay cũng thường bị cứng với các triệu chứng.

- Ngón tay duỗi thẳng, khó cử động

- Các đốt ngón tay đau khi có duỗi, cử động khó khăn

- Có thể sưng, nóng tại các đốt ngón tay.

- Các triệu chứng rõ rệt nhất sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Cứng khớp bàn tay

Các triệu chứng cứng khớp bàn tay sau bó bột có thể gặp:

- Bàn tay cứng đờ, khi vận động rất đau.

- Đau tăng khi thực hiện các động tác như nắm tay, cài khuy áo, … gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày.

Cứng khớp khuỷu tay

Cứng khớp khuỷu tay sau bó bột thường gặp với các triệu chứng:

- Đau nhiều vùng khuỷu tay

- Tay không duỗi thẳng được

- Có thể gặp tình trạng teo cơ, loạn dưỡng vùng bó bột.

Cứng khớp khuỷu tay khiến tay khó duỗi thẳng
Cứng khớp khuỷu tay khiến tay khó duỗi thẳng

Cứng khớp cổ chân

Triệu chứng cứng khớp cổ chân sau bó bột bao gồm:

- Cổ chân sưng nề

- Cổ chân cứng đờ, đau khi gập, duỗi, nghiêng trong, nghiêng ngoài

- Đau tăng khi cử động cổ chân, khi nghỉ ngơi đau giảm.

- Lâu dần có thể gây tình trạng teo cơ vùng quanh khớp.

Nguyên nhân cứng khớp sau bó bột

Cứng khớp sau bó bột có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp gây ra. Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này có thể liệt kê như:

- Khớp bị bất động quá lâu: Thời gian bó bột thường kéo dài, trong thời gian này, các khớp bị bất động, lâu dần dẫn đến khớp bị cứng lại.

- Tổ chức quanh khớp xơ hóa: Cùng với khớp, hệ thống quanh khớp bao gồm gân, cơ, dây chằng cũng bị bất động, lượng máu đến nuôi dưỡng giảm, lâu dần dẫn đến xơ hóa và mất tính đàn hồi gây nên tình trạng khó khăn trong vận động sau bó bột.

- Máu tụ quanh khớp: gãy xương thường kèm theo máu tụ trong khớp hoặc quanh khớp gây nên cứng khớp.

- Tổn thương dây thần kinh: xương gãy thường kèm theo tổn thương tổ chức phần mềm và thần kinh xung quanh cũng bị tổn thương. Nếu không được phục hồi kịp thời gây nên tình trạng cứng khớp.

Hiện tượng cứng khớp sau khi tháo bột xảy ra bao lâu?

Thực tế rằng, tình trạng cứng khớp hầu như gặp ở tất cả những trường hợp sau bó bột, bởi vậy thời gian các khớp có thể phục hồi lại vận động bình thường là thắc mắc của rất nhiều người.

Thời gian khớp phục hồi lại khác nhau tùy từng vị trí khớp hoặc từng độ tuổi. Người càng trẻ, thời gian phục hồi khớp càng nhanh. Thông thường, các khớp sẽ hoàn toàn hoạt động bình thường sau khoảng 3-6 tuần sau tháo bột. Tuy nhiên, lười vận động do sợ đau sẽ là nguyên nhân chính khiến thời gian cứng khớp kéo dài, thậm chí gây di chứng giảm khả năng vận động của khớp sau này.

Làm gì để phục hồi hiện tượng cứng khớp sau bó bột

Dưới đây là một số cách giúp phục hồi cứng khớp sau bó bột hiệu quả:

- Tăng cường củ động khớp: Mặc dù gây đau nhưng cử động khớp là cách tốt nhất rút ngắn quá trình phục hồi khớp. Cử động khớp giúp tăng cường máu đến khớp, bơm dịch vào ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, giảm tình trạng cứng khớp. 

Tùy vào vị trí khớp mà ta lựa chọn những hình thức vận động sao cho phù hợp. Thông thường, ta nên bắt đầu với cử động co, duỗi khớp. Cụ thể, co, duỗi khớp luân phiên, giữ động tác trong vòng 45 giây. Tập vận động mỗi lần khoảng 10-15 phút, ngày 4-6 lần.

- Chườm nóng: Nhiệt làm tăng cường lưu lượng máu tới khớp, giúp giảm đau hiệu quả. Bằng cách chườm nóng vào vị trí khớp 15-20 phút, bạn sẽ thấy tình trạng đau và cứng khớp được giảm đi đáng kể.

Xoa nắn khớp nhẹ nhàng giúp giảm đáng kể cứng khớp
Xoa nắn khớp nhẹ nhàng giúp giảm đáng kể cứng khớp

- Xoa nắn khớp: Xoa nắn nhẹ nhàng sẽ giúp làm mềm khớp, giúp khớp vận động dễ dàng và linh hoạt hơn. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng dầu để xoa bóp khớp vì có thể làm khớp sưng to.

- Tập hồi phục cơ: Tập căng cơ, co cơ để hồi phục sức cơ, tăng độ đàn hồi cho cơ.

Cứng khớp tay, chân sau bó bột rất hay gặp, do đó, bạn không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này. Hãy áp dụng những lời khuyên trên, chắc chắn tình trạng cứng khớp của bạn sẽ được giảm đi đáng kể!

Xếp hạng: 4 (20 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh