Bệnh đau cứng khớp vai và cách khắc phục

Ngày đăng: 23/10/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Đau cứng khớp vai là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trung tuổi. Bệnh nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều di chứng, thậm chí gây mất khả năng vận động. Vậy tình trạng bệnh cứng khớp vai cụ thể như thế nào cũng như điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này:

Hiện tượng đau cứng khớp vai

Khớp vai được tạo thành từ 3 xương: xương bả vai, xương đòn và xương cánh tay; các hệ thống dây chằng, cân xung quanh khớp giúp cho các khớp xương liên kết lại với nhau và được gọi là nang hoạt dịch vai. Một nguyên nhân nào đó khiến cho các thành phần của khớp hoặc tổ chức quanh khớp vai bị tổn thương dẫn đến hiện tượng đau cứng khớp vai.

Hiện tượng đau cứng khớp vai được mô tả với các triệu chứng:

- Khớp vai đau nhức, ê ẩm, đau lan lên thái dương hoặc lan xuống cánh tay, bàn tay cùng bên.

- Cánh tay tê bại

- Khó khăn khi cử động vai, đặc biệt, không thể giơ tay cao lên qua đầu.

Hiện tượng đau cứng khớp vai thường do nguyên nhân viêm khớp vai hoặc thần kinh chi phối vùng vai, cánh tay bị tổn thương gây khó khăn nhiều trong sinh hoạt của người bệnh.

Cứng khớp vai gây đau ê ẩm, khó khăn trong cử động
Cứng khớp vai gây đau ê ẩm, khó khăn trong cử động

Bệnh đau cứng khớp vai là gì?

Bệnh đau cứng khớp vai hay còn có tên khác là viêm co rút khớp vai là tình trạng bao khớp vai bị dính gây đau, cứng và hạn chế vận động khớp. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên 40-60 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam, ngoài ra, bệnh cũng có thể gặp trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật đột quỵ hoặc cắt bỏ tuyến vú.

Bệnh thường trải qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng điển hình khác nhau, cụ thể: 

* Giai đoạn đầu: đau khớp vai

- Đau nhức vai mặc dù không hề có chấn thương nào tác động

- Mọi cử động của vai đều gây đau

- Cơn đau tăng nhiều hơn vào ban đêm

- Cử động khớp vai bắt đầu hạn chế. Nếu cố gắng vận động có thể gây những cơn đau nhói.

- Giai đoạn này thường kéo dài 6 - 9 tháng.

* Giai đoạn 2:  khớp vai bị đông cứng

- Cơn đau giảm đi nhưng cứng khớp tăng lên, vận động khớp bị hạn chế rõ rệt, một số trường hợp không thể đưa tay lên đầu hoặc vòng tay ra sau.

- Cánh tay không thể di chuyển

- Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 - 12 tháng

* Giai đoạn 3: Tan đông khớp

- Vai bắt đầu phục hồi, cử động vai dễ dàng hơn.

- Đau tăng lên mặc dù không dữ dội như giai đoạn đầu

- Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng - 2 năm.

Nguyên nhân bị cứng khớp bả vai

Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lý cứng khớp vai hiện nay chưa được làm rõ bởi bệnh thường đột ngột xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Bao gồm:

- Khớp vai bị bất động quá lâu sau chấn thương (gãy tay, trật khớp vai) hoặc phẫu thuật (đột quỵ, cắt bỏ tuyến vú) gây nên giảm tiết dịch khớp, tổ chức xơ phát triển. Lâu dần gây nên cứng khớp.

- Chấn thương vùng vai như gãy xương, trật khớp, rách dây chằng sau tai nạn dễ gây tổn thương khớp và tổ chức quanh khớp.

- Các bệnh về khớp: Người bị mắc các bệnh liên quan đến hệ thống xương khớp như: gút, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… dễ bị cứng khớp vai hơn người bình thường do sụn và xương dưới sụn bị tổn thương gây kích thích phản ứng viêm tại bao hoạt dịch khớp.

- Các bệnh lý toàn thân: các bệnh lý tim mạch, tuyến giáp (cường giáp, suy giáp), Parkinson đều gây biến chứng lên khớp vai. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cứng khớp vai lên tới 10-20%.

- Tuổi: Người trung và cao tuổi dễ mắc cứng khớp vai hơn người trẻ.

- Giới tính: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

- Công việc: những người làm công việc cần phải vận động khớp vai nhiều và mạnh như: thợ sơn, khuân vác, vận động viên cầu lông, bóng chuyền…là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cứng khớp vai.

Nữ giới có tỷ lệ mặc cứng khớp vai cao hơn nam
Nữ giới có tỷ lệ mặc cứng khớp vai cao hơn nam

Chữa cứng khớp vai như thế nào?

Dùng thuốc

Sử dụng thuốc có hiệu quả tương đối trong điều trị cứng khớp vai, đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh. 

Tùy tình trạng bệnh cụ thể mà cân nhắc giữa việc dùng thuốc giảm đau toàn thân hoặc điều trị tại chỗ.

Điều trị toàn thân: Sử dụng các thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm không steroid như aspirin hay ibuprofen.

Điều trị tại chỗ: sử dụng thuốc chống viêm corticoid tiêm trực tiếp vào bên khớp bị đau có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh chóng. Áp dụng đối với những trường hợp đau dữ dội trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bài tập chữa cứng khớp vai

Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập dưới đây nhằm mục đích căng giãn, tăng biên độ vận động của khớp vai như:

- Bài tập xoay ngoài thụ động: người tập đứng trước cửa, gập khuỷu 90 độ tì vào khung cửa, sau đó giữ chặt tay và xoay người. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây sau đó thư giãn và thực hiện lại.

- Bài tập gập trước: Người tập nằm ngửa, chân duỗi thẳng, lấy tay lành nâng tay đau qua đầu đến khi thấy căng nhẹ thì dừng lại, giữ nguyên trong vòng 15 giây sau đó từ từ đưa tay về vị trí ban đầu, thư giãn sau đó thực hiện lại động tác.

- Bài tập căng giãn bắt chéo tay: Người tập có thể đứng, nằm hoặc ngồi. Cánh tay bên đau từ từ đưa ra phía trước, khuỷu tay để dưới cằm kéo cánh tay bắt chéo qua ngực càng xa càng tốt, giữ tư thế trong vòng 30 giây sau đó thả lỏng tay, thư giãn và thực hiện lặp lại động tác. 

Căng giãn chéo tay giúp giảm cứng khớp vai
Căng giãn chéo tay giúp giảm cứng khớp vai

Thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường vận động cho khớp

- Hạn chế vận động khớp vai mạnh và liên tục. Nếu làm những công việc liên quan đến sử dụng khớp vai nhiều nên cân đối thời gian nghỉ ngơi phù hợp để khớp vai được phục hồi.

Ăn uống

- Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả để bổ sung những loại vitamin quý cho cơ thể.

- Sử dụng những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho khớp như canxi, photpho, magie,…

- Hạn chế các loại nước ngọt, bánh mì trắng, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chất kích thích do tăng quá trình hủy hoại xương.

Bệnh đau cứng khớp vai có thể hoàn toàn hồi phục mà không cần điều trị. Bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức cần thiết về căn bệnh đau cứng khớp vai. Cảm ơn bạn đã tìm đọc!

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh