Đau vai gáy là một căn bệnh phổ biến, bệnh không chỉ gặp ở người già mà lại đang có xu hướng tăng dần ở đối tượng trẻ tuổi. Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy là một phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Vậy đau vai gáy bấm huyệt gì, chúng ta cùng nghiên cứu nhé!
1. Có nên bấm huyệt chữa đau cổ vai gáy?
Đau vai gáy là một bệnh xương khớp phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy (hay còn gọi là chứng kiên tý) là do tấu lý sơ hở khiến cho các yếu tố như phong, hàn, thấp dễ xâm nhập vào cơ thể, hậu quả là tổn thương kinh lạc, ứ trệ khí huyết và đau mỏi vai gáy.
Bệnh biểu hiện với những cơn đau nhức vùng cổ, bả vai lan xuống một hoặc hai bên cánh tay khiến cho các bộ phận này luôn có cảm giác cứng, tê mỏi, nặng nề và khó khăn trọng vận động. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi người bệnh ngủ dậy, sau khi mang vác vật nặng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Một số trường hợp có thể đi kèm với một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai… Độc giả có thể tham khảo thêm bài viết: Đau cổ vai gáy khám ở đâu?
Xoa bóp bấm huyệt được cho là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả rõ rệt đối với những bệnh nhân mắc bệnh đau vai gáy. Phương pháp đau vai gáy bấm huyệt có tác dụng tăng cường tuần hoàn, giúp dãn cơ, giảm tê bì, đau nhức và tăng cường chức năng xương khớp. Ngoài tác dụng trực tiếp lên vùng cổ vai gáy, xoa bóp bấm huyệt còn giúp tăng cường tuần hoàn não, giảm nguy cơ đau nửa đầu và rối loạn tiền đình ở những người bị đau vai gáy mạn tính.
Xoa bóp bấm huyệt được nhiều người lựa chọn trong điều trị đau vai gáy do đem lại hiệu quả nhanh chóng. Sau liệu trình đau vái gáy bấm huyệt người bệnh giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là khó có thể tác động đến các vị trí xương khớp ở sâu nên cần phối hợp với uống thuốc, đáp thuốc cũng như điều chỉnh lại lối sống.
2. Đau vai gáy bấm huyệt là gì?
Có rất nhiều huyệt vị có tác dụng giảm những cơn đau nhức của bệnh nhân đau vai gáy. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp đau vai gáy bấm huyệt này tại nhà. Người bệnh cần sự chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ đông y về vị trí cũng như cách thức thực hiện sao cho hiệu quả.
Dưới đây là một số vị trí huyệt có tác dụng đối với bệnh đau vai gáy:
- Huyệt Phong phủ
Huyệt này nằm ở vị trí lõm giữa gáy, cách chân tóc 1 thốn. Day ấn nhẹ vào huyệt trong thời gian từ 1-3 phút sẽ giúp giảm cơn đau vai gáy, tê cứng cổ, đau nửa đầu, hoa mắt, ù tai.
- Huyệt Phong trì
Huyệt nằm ở vị trí lõm giữa bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm. Ấn huyệt Phong trì giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, cứng cổ do sai tư thế hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Có một lưu ý nhỏ khi ấn huyệt này đó là cần điều chỉnh lực ấn từ nhẹ đến khi có cảm giác ê nhức là được.
- Huyệt Thiên trụ
Vị trí huyệt nằm ở vùng gáy, cách huyệt Á môn 1,3 thốn đo ngang (huyệt Á môn ở vị trí giữa chân tóc gáy 0,5 thốn đo lên). Ấn huyệt trong thời gian 3-5 phút sẽ giúp giảm đau gáy, vẹo cổ, mất ngủ và đau nửa đầu sau. Tuy nhiên đây là một huyệt khá nhạy cảm do đó cần điều chỉnh lực ấn để không gây tổn thương các dây thần kinh và mô mềm xung quanh.
- Huyệt Đại chùy
Huyệt này nằm ngay dưới gai đốt sống C7. Ấn và huyệt này 1-3 phút sẽ có tác dụng trị ho, giảm đau tức ngực sườn, giảm tê cứng và đau nhức cổ.
Trên đây là một số huyệt vị khi tác động sẽ giúp giảm các triệu chứng tê mỏi, đau nhức vai gáy. Tuy nhiên, nếu sau khi ấn mà các cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc các cơn đau nhiều kèm co cứng cơ thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở xoa bóp bấm huyệt uy tín để được điều trị chuyên sâu hơn.
3. Lưu ý gì khi áp dụng phương pháp đau vai gáy bấm huyệt?
Đau vai gáy bấm huyệt là một phương pháp an toàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bấm huyệt chỉ có tác dụng tạm thời, do đó, để điều trị được hiệu quả, người bệnh cần phối hợp với các phương pháp khác như nghỉ ngơi, dùng thuốc và thay đổi những tư thế xấu. Quan trọng nhất vẫn là tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị triệt để.
- Không day ấn huyệt ở những vị trí đang có vết thương hở, mụn nhọt hay lở loét.
- Vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay trước khi bấm huyệt để tránh tổn thương da.
- Các huyệt chữa đau vai gáy thường nằm ở vị trí nhạy cảm. Do đó, khi áp dụng đau vai gáy bấm huyệt thì cần điều chỉnh lực ấn cho phù hợp để tránh gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu xung quanh.
- Nên ấn huyệt vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Không ấn huyệt sau khi dùng rượu bia, các chất kích thích hoặc khi cơ thể đang quá no/quá đói.
- Kết hợp đau vai gáy bấm huyệt cùng với châm cứu và các bài tập vật lý trị liệu để tăng hiệu quả giảm đau, hồi phục chức năng thần kinh-cơ. Tốt nhất, nên lực chọn một cơ sở uy tín để được điều trị một cách bài bản, kịp thời.
Như vậy, bấm huyệt là một trong những phương pháp có nhiều tác động tích cực trong điều trị hội chứng đau cổ vai gáy. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phối hợp với một số phương pháp khác để có được hiệu quả cao nhất.
Xem thêm nội dung: Khám đau vai gáy ở đâu thành phố HCM
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bấm đau vai gáy bấm huyệt. Hi vọng bài viết đã giúp cho bạn đọc hiểu hơn về hội chứng này. Chúc bạn luôn nhiều sức khỏe!