Làm sao để khắc phục khô khớp gối ?

Ngày đăng: 27/01/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Khô khớp gối là một trong số những dấu hiệu xương khớp thường gặp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Vấn đề này gây không ít những bất tiện trong sinh hoạt của người mắc. Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng khô khớp gối hay không?Mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây để tìm cho mình câu trả lời phù hợp:

Cấu tạo khớp đầu gối

Khớp gối là một khớp quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và hỗ trợ cơ thể trong các hoạt động đi lại, di chuyển.

Cấu tạo khớp đầu gối
Khớp đầu gối được cấu tạo như nào?

Khớp gối được cấu tạo từ 3 thành phần cơ bản: hệ thống xương (lồi cầu xương đùi, xương bánh chè và mâm chày), sụn bọc đầu xương và hệ thống dây chằng (dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài). Giữa các thành phần trên là một lớp dịch nhầy được bọc trong bao hoạt dịch để giúp bôi trơn, giảm ma sát giữa các xương khi vận động.

Khớp gối hoạt động như một khớp bản lề, giúp liên kết 3 trục xương chính gồm xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Vận động khớp gối là sự phối hợp nhịp nhàng của các hệ thống xương, sụn khớp, dây chằng, bao hoạt dịch và cơ quanh khớp gối. 

Khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối là hiện tượng khớp gối giảm hoặc không tiết dịch khớp, dẫn đến tăng ma sát giữa các thành phần thuộc khớp gối hậu quả là khớp gối vận động khó khăn, phát ra những tiếng kêu di di chuyển. 

Hiện tượng khô khớp gối thường có diễn biến thầm lặng, thời gian đầu các triệu chứng không rõ rệt nên người bệnh đôi khi không cản nhận được, nhưng nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng bệnh nặng hơn có thể kèm theo các triệu chứng sau:

- Đau khớp: Ban đầu xuất hiện những cơn đau nhẹ, thoáng qua nhưng sau dần tăng lên theo cường độ vận động, thậm chí đau dữ dội tại khớp gối.

- Sưng khớp: Vùng da xung quanh khớp sưng tấy, đỏ và sờ vào thấy nóng hơn những vùng da khác.

- Cứng khớp: Khớp gối không thể duỗi thẳng, nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi thay đổi thời tiết.

- Tiếng kêu khi di chuyển: Khớp gối phát ra những tiếng kêu “lục cục” khi vận động, di chuyển

Những triệu chứng trên gây khó khăn cho người bệnh khi thực hiện các hoạt động thường ngày như co, duỗi chân, đứng lên, ngồi xuống, đi lại hay leo cầu thang, … ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây khô dịch khớp

Khô khớp gối có thể do một hoặc nhiều các nguyên nhân được kể dưới đây:

- Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng khô khớp. Những chấn thương vùng đầu gối trong khi hoạt động thể thao, làm việc hoặc trong một số bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp khiến cho sụn và xương dưới sụn bị bào mòn, giảm khả năng đàn hồi, hoạt động khớp không được linh hoạt. Lâu dần kéo theo giảm tiết dịch khớp khiến khớp bị khô, tăng ma sát giữa các đầu xương khi vận động gây đau nhức.

- Lão hóa: Theo thời gian, khớp dần bị thoái hóa, không còn đủ khả năng tiết ra dịch khớp theo nhu cầu dẫn đến khô khớp. 

Khô khớp gối do lão hóa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối

- Thiếu dưỡng chất: Khớp bị khô có thể do thiếu chất Chondroitin, đây là một dưỡng chất quan trọng cho khớp, giúp hút nước vào sụn, duy trì độ mềm dẻo và gia tăng độ đàn hồi cho sụn cũng như giảm tình trạng khô cứng khớp.

- Dinh dưỡng không hợp lí: Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, thiếu các chất tốt cho khớp như canxi, vitamin, sắt, Collagen…cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm mật độ xương, chất lượng sụn, từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh lý về xương khớp, bao gồm cả hiện tượng khô khớp. Ngoài ra, sử dụng nhiều những chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá cũng đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, cản trở tiết dịch khớp gây khô khớp.

- Lười vận động: Vận động ít hoặc không vận động dễ khiến khớp lỏng lẻo và yếu ớt dẫn đến giảm khả năng hoạt động của khớp, lâu dần, khả năng tiết dịch khớp cũng bị suy giảm gây khô khớp.

Ngoài ra, khô khớp cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: thể trạng quá lớn, vận động quá mức, ngủ và ngồi sai tư thế hay do tác dụng phụ của một số thuốc.

Phương pháp điều trị khi bị khô khớp gối

Hiện nay, chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu tình trạng khô khớp gối. Quá trình điều trị chủ yếu là phục hồi sụn khớp và điều trị các triệu chứng để hạn chế và ngăn chặn tình trạng khô khớp tiếp diễn.

Để điều trị triệt để tình trạng khô khớp gối, trước tiên cần phải giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây khô khớp gối do tổn thương sụn và hệ thống xương dưới sụn là chủ yếu. Bởi vậy, tăng cường nuôi dưỡng khớp, tái tạo và phục hồi sụn khớp là biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện và điều trị tình trạng khô khớp gối.

Tăng cường nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp
Tăng cường nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp

Một số dưỡng chất tốt cho quá trình tái tạo sụn khớp, phục hồi tổn thương và tăng cường vận động của xương khớp có thể kể đến như: Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM và một số dưỡng  chất khác. Người bệnh nên sử dụng những thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng chứa các chất kể trên để khắc phục tình trạng khô khớp gối.

Ngoài ra, khi tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng, kèm theo các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau nhiều tại khớp gối, việc điều trị bằng tây y có thể được cân nhắc, bao gồm:

- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm: Một số thuốc như thuốc kháng viêm non-Steroid, thuốc chứa Paracetamol, thuốc Corticoid giúp giảm các triệu chứng khô khớp, song, thuốc có nhiều tác dụng phụ nên việc dùng thuộc tuyệt đối phải tuân theo chỉ định và chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tiêm Hyaluronic Acid vào khớp: Hyaluronic Acid là một loại chất nhờn giúp giảm ma sát giữa các đầu sụn khớp từ đó khắc phục tình trạng khô khớp hiệu quả. Quá trình Tiêm Hyaluronic Acid cần được thực hiện nhiều lần bởi bác sĩ chuyên khoa, người bệnh tuyệt đối không tiêm thuốc tại nhà để tránh sai sót dẫn đến các hậu quả nguy hiểm như nhiễm trùng khớp, hoại tử khớp, teo cơ.

- Tập vật lý trị liệu: Các bài tập phù hợp sẽ được bác sĩ chỉ định nhằm tăng cường độ dẻo dai, tính linh hoạt và sức mạnh của xương khớp. Từ đó giúp cho quá trình sản xuất dịch khớp được đều đặn, cải thiện tình trạng khô khớp.

- Phẫu thuật: Nếu khô khớp gối do các vấn đề nghiêm trọng như: thoái hóa khớp nặng, tổn thương xương, sụn không phục hồi, vấn đề phẫu thuật có thể được đưa ra để phục hồi chức năng cho khớp.

Có nên tập thể dục khi bị khô khớp gối?

Tập thể dục giúp thúc đẩy tuần hoàn, lưu thông khí huyết, điều hòa nhịp tim, nhịp thở từ đó làm tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, hỗ trợ ngăn chặn bệnh tật bao gồm cả các bệnh liên quan đến hệ thống xương khớp.

Như đã nói ở trên, lười vận động chính là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối. Vậy, khi đã bị khô khớp rồi thì có nên vận động, tập thể dục nay không? 

Có nhiều quan điểm cho rằng, khi bị khô khớp gối, tốt nhất nên nghỉ ngơi, không nên vận động vì sẽ làm tăng nặng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, quan điểm trên hoàn toàn không có cơ sở. Trên thực tế, khi tình trạng khô khớp gối xảy ra, nếu khớp gối không hoạt động sẽ khiến cho dịch khớp tiết ra càng ít khiến cho khớp càng khô, vận động gối càng khó khăn hơn.

Nhưng không phải loại thể dục nào cũng tốt cho bệnh nhân khô khớp gối, người bệnh cần lựa chọn những loại hình thể dục luyện tập sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng

Dưới đây là một số lưu ý về cách tập thể dục để cải thiện tình trạng khô khớp gối:

- Lựa chọn những hình thức thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ chậm, yoga. Tránh những loại hình vận động mạnh làm tăng áp lực lên khớp gối như: nhảy dây, chạy bộ nhanh, đá bóng…

- Dành 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập thể dục. Thời gian lí tưởng cho việc tập luyện là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Nên lựa chọn tập ở những nơi rộng rãi, thoáng đáng, khí hậu trong lành.

- Chỉ đi những bước nhỏ, chậm rãi, tránh bước những bước quá dài.

- Khởi động cơ thể trước khi tập. Nghỉ ngơi 5-10 phút giữa các bài tập. 

- Tránh tập quá sức.

- Sau khi luyện tập, nếu thấy khớp gối sưng, đau, cần chườm lạnh ngay lập tức. Chỉ quay lại tiếp tục luyện tập khi gối hết dấu hiệu sưng, đau.

Chế độ ăn cho người bị khô khớp gối

Cũng giống như luyện tập thể dục, chế độ ăn cũng góp một phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng khô khớp. Người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm chứa những dưỡng chất tốt cho xương khớp như: canxi, magie, sắt, collagen, vitamin D, Vitamin K, acid folic…. 

Lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp
Lựa chọn những thực phẩm giàu canxi, magie, sắt, collagen...

Ngoài ra người bệnh cũng nên uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm, bôi trơn và tăng khả năng đàn hồi của sụn khớp.

Người bệnh cũng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa do dễ tăng cân, gây tăng gánh nặng cho khớp. Bên cạnh đó, những thực phẩm đông lạnh, đóng gói sẵn thường có chứa lượng muối cao làm cho tình trạng viêm khớp thêm trầm trọng, do đó người bệnh cũng không nên sử dụng những loại thức ăn này.

Có rất nhiều lời khuyên cũng như hướng dẫn để cải thiện tình trạng khô khớp gối. Song để tránh điều trị sai làm nặng hơn tình trạng bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bất kì một phương pháp điều trị nào. Chúc cho quá trình điều trị của bạn đạt nhiều kết quả tốt!

Xem thêm: Đau nhức xương khớp

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh