Viêm khớp ngón tay, bàn tay có nguy hiểm không?

Ngày đăng: 06/09/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm khớp ngón tay, bàn tay là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng. Khi gặp phải tình trạng viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm khớp ngón tay là gì?

Viêm khớp ngón tay, bàn tay là tình trạng các sụn khớp ở vị trí ngón tay, bàn tay bị bào mòn, bị thoái hóa khiến cho các xương chạm vào nhau dẫn đến một loạt các tổn thương. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay, phổ biến nhất là đầu ngón tay và khớp nối giữa các ngón tay. Do đó, có thể gặp các triệu chứng đau khớp đốt ngón tay, đau khớp ở ngón tay giữa, đau khớp ngón tay trỏ…

Viêm khớp ngón tay thường diễn biến từ từ với các triệu chứng:

  • Đau khớp xương ngón tay, đau khớp bàn tay: ở những người viêm khớp ngón tay, sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương chạm vào nhau khi cử động ngón tay, bàn tay gây đau. Các cơn đau này có thể kéo dài, đau âm ỉ hoặc dữ dội và thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Có thể đau ở ngón tay giữa, ngón cái, đốt ngón tay.
  • Cứng khớp: các khớp ngón tay hoạt động khó khăn trong việc thực hiện các động tác cầm nắm, khó co duỗi.
  • Sưng khớp, nóng đỏ vùng da quanh khớp: triệu chứng này xuất hiện khi tình trạng viêm khớp ngón tay trở nên trầm trọng.
    Viêm khớp ngón tay gây khó khăn trong việc cầm nắm
    Viêm khớp ngón tay gây khó khăn trong việc cầm nắm

     

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay, bàn tay 

Theo các chuyên gia về xương khớp, viêm khớp ngón tay, bàn tay do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, chủ yếu là các nguyên nhân:

  • Lão hóa, thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay: tuổi càng cao sụn khớp ngày càng suy yếu sau một thời gian dài hoạt động, các xương dưới sụn ngày càng bị xơ hóa tạo điều kiện cho viêm xương khớp khởi phát.
  • Nhiễm khuẩn: các vi khuẩn di chuyển từ máu đến vị trí màng bao quanh các khớp ngón tay tạo ra chất gây viêm TNF-alpha, từ đó gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay, bàn tay.
  • Chấn thương: khi chơi thể thao, lao động có thể gặp một số chấn thương gây trật khớp, viêm khớp. Các chấn thương này có thể ảnh hưởng đến các khớp ngón tay kể cả khi không trực tiếp tác động đến sụn khớp.
  • Hội chứng ống cổ tay: khi bạn mắc phải hội chứng ống cổ tay, các dây thần kinh ở khớp cổ tay bị tổn thương, từ đó có thể gây ra tình trạng viêm khớp cổ tay hoặc ngón tay.
  • Hoạt động khớp ngón tay thường xuyên và kéo dài: một số công việc đòi hỏi phải sử dụng đến cổ tay, ngón tay thường xuyên như sử dụng máy vi tính… làm cho các khớp này hoạt động quá tải, lâu ngày dẫn đến viêm khớp ngón tay, bàn tay.
    Thường xuyên đánh máy có thể gây viêm khớp ngón tay
    Thường xuyên đánh máy có thể gây viêm khớp ngón tay

     

Viêm khớp ngón tay, bàn tay có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng, viêm khớp ngón tay, bàn tay không hề nghiêm trọng, chỉ là do hoạt động các khớp ngón tay quá nhiều và có thể tự khỏi . Tuy nhiên, viêm khớp ngón tay có thể là biểu hiện của các bệnh lý viêm khớp nghiêm trọng như viêm khớp nhiễm khuẩn trong ổ khớp, hội chứng ống cổ tay… Nếu bạn chủ quan, không tới gặp các bác sĩ để được khám vì điều trị thì bệnh sẽ ngày càng diễn biến nguy hiểm hơn, có nguy cơ tàn tật và mất khả năng vận động vĩnh viễn. Do vậy, khi gặp các triệu chứng kể trên của bệnh viêm khớp ngón tay bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia xương khớp.

>>> Xem thêm: Mỏi khớp tay 

Cách điều trị viêm khớp ngón tay, bàn tay

Để điều trị viêm khớp đốt ngón tay, bàn tay có thể sử dụng thuốc tây y hoặc các bài thuốc dân gian. Các thuốc tây y thường được sử dụng gồm có:

  • Thuốc bôi điều trị viêm khớp ngón tay: capsaicin hoặc diclofenac. Bôi các thuốc này lên vùng da bị viêm xương khớp sẽ làm giảm triệu chứng đau và giảm viêm.
  • Các thuốc uống giảm đau: acetaminophen…
  • Thuốc uống chống viêm: thuốc chống viêm nhóm NSAIDs như ibuprofen, diclofenac, celecoxib… và các thuốc chống viêm steroid như prednisolone, methylprednisolone…
  • Thuốc tiêm cortisone: thuốc này được tiêm vào khớp ngón tay. Thuốc này có tác dụng chống viêm rất mạnh, khi tiêm có thể giúp giảm đau trong vài tháng. 
  • Glucosamine và chondroitin: các thuốc kể trên chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp ngón tay mà không tác động đến nguyên nhân gây ra bệnh này. Để có thể điều trị nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay, bàn tay càn sử dụng các thuốc có tác dụng tái tạo sụn khớp. Glucosamine và chondroitin là 2 thành phần quan trọng trong sụn khớp giúp khớp hoạt động dẻo dai. Do đó, những người bị viêm xương khớp cần bổ sung glucosamine và chondroitin. 

Ngoài ra, khi viêm khớp ngón tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược như: ngải cứu, lá lốt, rễ cây trinh nữ.

Glucosamine có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp ngón tay
Glucosamine có tác dụng tốt trong điều trị viêm khớp ngón tay

Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có thể giải đáp được viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không và cách điều trị đau khớp ngón tay, bàn tay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh