Đau khớp háng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày đăng: 05/09/2022
Mục lục [ Ẩn ]

Đau khớp háng là tình trạng bình thường hay gặp phải nhưng đôi khi nó lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy đau khớp háng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì, ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của người bệnh cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề nhé.

1. Các bệnh lý dẫn đến đau khớp háng bên trái

Đau khớp háng là một bệnh lý đau khớp khá phổ biến sau bệnh đau khớp gối, thoái hóa cột sống lưng. Bệnh lý này có biểu hiện khi cơ thể vận động mạnh hay làm việc quá sức, nếu nguyên nhân như trên thì cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày nếu như chúng ta dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng đau khớp háng bên trái cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của một vài bệnh lý nguy hiểm dưới đây:

Cơ thể vận động mạnh hay lao động quá sức đều có thể dẫn đến đau khớp háng
Cơ thể vận động mạnh hay lao động quá sức đều có thể dẫn đến đau khớp háng

- Viêm khớp

Đây là bệnh lý phổ biến dẫn đến đau háng bên trái mà nguyên nhân có thể là do khớp háng bị tổn thương, thoái hóa hay rối loạn hệ miễn dịch. Sụn khớp bị tổn thương hay lớp dịch giữa các khớp bị mất đi dẫn đến các đầu xương va chạm mạnh vào nhau khi hoạt động khiến các mô mềm xung quanh bị kích thích, sưng viêm, đau nhức. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn ở bên háng trái nếu viêm khớp xảy ra bên trái. 

Đây là bệnh lý mãn tính và chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm vậy nên người bệnh nên điều trị sớm để có thể kiểm soát được bệnh, hạn chế bệnh trở nặng, làm giảm tối thiểu cơn đau.

- Loãng xương

 loãng xương có thể gây ra đau nhức vùng háng trái. Loãng xương là do tế bào mới không được sản sinh khiến mật độ chất trong xương ngày càng thưa và giảm dần khiến cho xương dễ bị tổn thương. Bệnh lí này hay gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi. 

Khi tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng thì xương rất giòn, dễ gãy ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ, kéo dài. Khớp háng là khớp dễ bị loãng xương nhất đặc biệt là đối với phụ nữ đã trải qua sinh nở. Để cải thiện tình trạng loãng xương bác sĩ chỉ định nên bổ sung nhiều vitamin D và canxi nhằm tăng thêm mật độ xương và giúp xương chắc khỏe.

- Viêm màng bao hoạt dịch

Màng hoạt dịch là một lớp màng mỏng nằm sụn khớp tác dụng là sản sinh ra chất bôi trơn để giảm ma sát khi các khớp xương hoạt động. Nguyên nhân của viêm màng hoạt dịch có thể là do chấn thương hoặc do các rối loạn chuyển hóa gây ra. Bệnh lí này nên được điều trị kịp thời nếu trở nên nghiêm trọng có thể làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Điều trị nội khoa có thể giảm triệu chứng của bệnh, giảm cơn đau hiệu quả, đồng thời trì hoãn can thiệp ngoại khoa.

Các bệnh lý dẫn đến đau khớp háng bên trái
Các bệnh lý dẫn đến đau khớp háng bên trái


- Đau thần kinh tọa

Thần kinh tọa bắt đầu từ vùng thắt lưng chạy dọc xuống hông và kéo dài xuống tận bàn chân, đây là dây thần kinh dài và chi phối nhiều cơ quan. Đau thần kinh tọa xảy ra là do các rễ thần xinh bị chèn ép gây ra những cơn đau từ vùng thắt lưng, xuống hông và xuống tới bàn chân. Trường hợp đau dây thần kinh tọa bên trái sẽ làm người bệnh đau háng trái.

- Gout

Đây là bệnh lí mãn tính do axit uric tăng cao tạo kết tủa muối urat trong khớp, tình trạng kết tủa của muối urat có thể xảy ra ở nhiều vị trí trong đó có khớp háng.  Bệnh gout khiến cho người bệnh bị tê, cứng, đau, nhức âm ỉ kéo dài.  Cần điều chỉnh độ axit uric tránh sự hình thành hạt tophi gây chèn ép và tổn thương khớp nặng nề.

- Hoại tử chỏm xương đùi

Đây là tình trạng xương bị hoại tử khi máu không lưu thông đến vị trí này, thường xảy ra ở nam trong độ tuổi 30-50 tuổi. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể là do chấn thương, do người bệnh sử dụng quá nhiều bia, rượu, thuốc lá khiến mao mạch nuôi dưỡng xương bị tắc. Nếu không điều trị sớm chỏm xương đùi có thể suy yếu và gây lún, hủy hoại toàn bộ khớp xương.

- Lạc nội mạc tử cung

Là tình trạng nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung thường ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ngoài thành tử cung, có thể ở thận và bàng quang. Lạc nội mạc tử cung có thể gây đau hông bên trái khi nội mạc phát triển chèn ép vào các nhánh của dây thần kinh tọa.

2. Chế độ sinh hoạt cho người bị đau khớp háng trái

Để tình trạng đau khớp háng được cải thiện thì người bệnh nên chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình, cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng và các bài tập luyện giúp ích cho khớp háng. 

Chế độ sinh hoạt cho người bị đau khớp háng bên trái
Chế độ sinh hoạt cho người bị đau khớp háng bên trái

Đối với chế độ dinh dưỡng người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, hạn chế sử dụng bia, rượu, nước ngọt, đồ uống có ga, thuốc lá vì những chất này là nguyên nhân gây giòn xương, hủy hoại xương. Nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega 3 giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe. Bổ sung thêm các vitamin B, C, K, Magie,... vì những chất này có tác dụng kháng viêm giảm cơn đau hiệu quả.

Một vài bài tập dành cho người đau khớp háng như: bài tập nâng cao chân, nâng mông, dạng chân, ngồi tư thế con ếch. Ngoài ra người bệnh nên luyện tập yoga, bơi lội, đi bộ và hạn chế các môn thể thao như đạp xe đạp, chạy nhanh, leo cầu thang vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khớp háng.

Xem thêm nội dung: Đau xương khớp kiêng ăn gì
Nếu gặp phải tình trạng đau khớp háng mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó đã kể bên trên, tốt nhất là bạn nên đi khám để điều trị kịp thời hạn chế biến chứng nặng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh