Đau xương mu khớp háng thường xảy ra đối với các vận động viên, nguyên nhân gây ra đau háng và vùng xương chậu. Vậy đau xương mu khớp háng nguyên nhân là do đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để có câu trả lời.
1. Nguyên nhân của đau xương mu khớp háng
Đau xương mu là tình trạng xương mu hoặc các mô xung quanh xương mu bị viêm dẫn đến đau nhức. Cơn đau này liên quan đến các biến chứng phẫu thuật và phát hiện xảy ra ở các vận động viên.

Nguyên nhân xảy ra đau xương mu khớp háng bao gồm:
- Do các hoạt động thể thao thường gặp nhất là ở bóng đá và khúc côn cầu;
- Do gặp phải chấn thương;
- Do các thủ tục phẫu thuật ở các khu vực phu khoa hay ổ bụng;
- Do mang thai, kết quả của rối loạn chức năng xương mu giao cảm khi mang thai, hormone làm cho khoảng cách giữa các xương chậu giãn ra phục vụ cho quá trình sinh nở sắp tới. Mang thai mẹ bầu có thể mắt thêm chứng đau khớp háng bên trái
Việc phát hiện và điều trị bệnh đau xương mu nên được thực hiện sớm để tránh gây căng thẳng cho xương mu.
2. Biểu hiện của đau xương mu khớp háng
Biểu hiện của đau xương mu phổ biến nhất là đau ở phía trước xương chậu và khớp háng, thông thường sẽ bị nhầm lẫn với đau khớp háng hoặc căng cơ háng. Thông thường sẽ xảy ra đau ở phía trước giữa xương chậu, mặc dù một bên khó chịu hơn, một vài triệu chứng khác là yếu hoặc đi khập khiễng.

Các triệu chứng của đau xương mu có thể thấy nhẹ lúc đầu và nặng hơn khi bắt đầu hoạt động. Nếu các bạn bị đau xương mu có thể gặp một số trường hợp sau:
- Xương chậu bị đau khi chạm vào;
- Bụng dưới bị đau khi ho, hắt hơi và sử dụng các cơ thắt lưng;
- Vùng xương mu phát ra tiếng lách cách khi bạn bắt đầu vận động, ngồi, đứng dậy hoặc đi bộ;
- Yếu và mất dần khả năng di chuyển và hoạt động linh hoạt;
- Xuất hiện cơn sốt nhẹ hoặc thỉnh thoảng cảm thấy ớn lạnh.
Nếu đau xương mu ở giai đoạn nặng người bệnh có thể có dáng đi bất thường. Nhiều triệu chứng của đau xương mu giống với thoát vị và đau thắt lưng nên rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu các bạn cảm thấy đau khu vực xương mu nên đến bệnh viện khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất và có hướng điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm khi bệnh trở nặng.
3. Chẩn đoán
Thông qua các xét nghiệm có thể phân biệt được đau xương mu và viêm xương tủy xương. Tình trạng đau xương mu sẽ đặc trưng bởi sự đau trực tiếp trên bề mặt trước của xương mu. Các động tác của khớp háng gây ra tác dụng lực lên vùng bụng, khu vực trực tràng sẽ gây ra khó chịu, nhiều người bị đau xương mu ở giai đoạn nặng sẽ có dáng đi bất thường.
Với những bệnh nhân bị đau xương mu khi chụp X-quang ta sẽ thấy xương mu không đều với các cạnh xương cứng và dày đặc biệt với những trường hợp mãn tính. Ta sẽ nhận thấy tình trạng viêm khớp và xương xung quanh mà không cần qua xét nghiệm chụp cộng hưởng từ.

4. Điều trị và phòng ngừa
Đau xương mu khớp háng là bệnh lý dù không phổ biến nhiều. Tuy nhiên, bệnh gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh.
Điều trị đau xương mu khớp háng:
Đối với việc điều trị đau xương mu đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì. Bởi vì tốn rất nhiều thời gian mới có thể nhận thấy hiệu quả có thể mất vài tháng hoặc có thể lâu hơn. Phương pháp phẫu thuật không được ưu tiên sử dụng vì hiệu quả mà nó mang lại chưa rõ ràng. Điều trị đau xương mu quan trọng là sự nghỉ ngơi của người bệnh. Vì cơ thể cần các khớp có thời gian nghỉ ngơi để quay lại hoạt động đúng cách. Dưới đây là một vài cách điều trị đau xương mu mà người bệnh có thể tham khảo như
- Nghỉ ngơi
Đây là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất. Bởi vì, nó có thể làm giảm tình trạng đau xương mu cấp tính. Nếu tình trạng đã trở nên nghiêm trọng thì nên sử dụng nạng và gậy.
- Chườm đá và chườm nóng
Hai phương pháp này có thể làm giảm tình trạng viêm của xương mu, xua tan cơn đau mang tính tức thời.
- Sử dụng thuốc chống viêm
Việc sử dụng thuốc chống viêm có thể cải thiện tình trạng viêm xương mu, các loại thuốc chống viêm không steroid thường được kê để giảm đau xương mu và giảm đau nói chung.

- Vật lí trị liệu
Đây là phương pháp khuyến khích sử dung với việc điều trị đau xương mu. Các nhà vật lí trị liệu sẽ xây dựng các phương pháp khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh để lấy lại được sức mạnh, khả năng vận động trước kia của khớp.
Phòng tránh đau xương mu khớp háng
Hạn chế vận động quá nhiều hoặc gây ra tác dụng lực lớn tới phần xương mu. Cố gắng giữ vị trí thăng bằng, giữ tư thế thẳng khi di chuyển. Hạn chế sử dụng giày cao gót, đứng quá lâu ở một tư thế. Khi ngồi nên kê thêm một cái gối mềm ở sau lưng để giảm áp lực lên xương mu.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin D, canxi, hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ưu tiên yoga, các bài tập để năng cao tính linh hoạt ở vùng bụng, hông, xương chậu.
Ngoài ra, độc giả xem thêm nội dung: Đau vai gáy sau khi sinh mổ
Đau xương mu khớp háng nguyên nhân có thể do mắc phải bệnh lí nên người bệnh cố gắng sắp xếp thời gian để đi khám trước khi bệnh diễn biến nghiêm trọng.