Nguyên nhân, điều trị viêm khớp gối đúng khoa học

Ngày đăng: 03/12/2021
Mục lục [ Ẩn ]

Viêm khớp gối là sự bất thường của xương khớp tại vị trí đầu gối gây ra suy yếu vận động ở khớp gối. Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp gối như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Phân loại viêm khớp gối thường gặp

Viêm khớp gối là một dạng bệnh lý viêm khớp. Bệnh viêm khớp gối xảy ra khi các thành phần trong khớp gối bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài làm sụn khớp bị bào mòn, khiến khớp bị chà xát gây đau, sưng viêm và khó khăn khi vận động. Có rất nhiều loại viêm khớp gối nhưng phổ biến nhất là viêm khớp gối tràn dịch và viêm bao hoạt dịch khớp gối.

Viêm khớp gối tràn dịch: Là tình trạng tổn thương khớp gối khiến lượng dịch trong khớp gối tăng lên đáng kể, thậm chí có thể có mủ sau khi bị chấn thương. Tình trạng này làm đau khớp gối, khó khăn trong vận động. Tràn dịch khớp gối nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Đây là tình trạng viêm một túi chứa đầy dịch lỏng (được gọi là viêm bao hoạt dịch) nằm ở gần khớp gối. Bất kỳ bao hoạt dịch nào của khớp gối cũng bị viêm, tuy nhiên thường gặp nhất là ở trong đầu gối, bên dưới khớp, phía trước xương bánh chè. Tình trạng này gây đau, mỏi khớp gối cho người bệnh và hạn chế vận động. Việc điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối thường kết hợp dựa phương pháp điều trị của bác sĩ và chăm sóc tại nhà.

Viêm khớp gối
Viêm khớp gối

2. Nguyên nhân viêm khớp gối là gì?

Những nguyên nhân chính gây viêm khớp gối gồm có:

Chấn thương

Các chấn thương như va đập ở khớp gối do tai nạn, hoạt động thể thao, lao động đều có thể gây ra viêm khớp gối tràn dịch hay viêm bao hoạt dịch khớp gối.

Chấn thương khiến sụn khớp bị tổn thương, các dịch khớp hình thành và nhiều dần lên dẫn đến tràn dịch khớp gối gây ra đau khớp gối. Nếu hút dịch khớp nhiều lần có thể gây ra nhiễm khuẩn, làm phá hủy khớp. Do vậy khi chấn thương đầu gối cần nhận biết tràn dịch khớp gối sớm để điều trị kịp thời.

Mặt khác, bao hoạt dịch nằm ngay dưới da nên khi bị chấn thương, có khả năng cao sẽ dẫn đến viêm bao hoạt dịch.

Thoái hóa khớp

Những người cao tuổi thường găm phải thoái hóa khớp gối sau một thời gian dài hoạt động. Đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến viêm khớp gối. 

Nhiễm khuẩn

Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn nặng do virus, vi khuẩn… nó có thể kéo dài, lan rộng ra vùng khớp gối và trở thành nguyên nhân viêm khớp gối ở một số trường hợp.

Người thừa cân, béo phì

Ở những người béo phì, thừa cân do trọng lượng cơ thể nặng nên đè nén lên phần sụn khớp gối. Tình trạng này kéo dài gây tổn thương sụn khớp và gây viêm khớp gối. Chính vì vậy cần phải duy trì cân nặng của mình ở mức hợp lý.

Béo phì gây viêm khớp gối
Béo phì gây viêm khớp gối

3. Điều trị viêm khớp gối

3.1. Nguyên tắc chữa bệnh viêm khớp gối

Để việc điều trị viêm khớp gối, đau khớp gối đạt hiệu quả cao, cần phải xây dựng được phác đồ điều trị đáp ứng được các nguyên tắc sau:

  • Điều trị lâu dài, toàn diện, tích cực. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm khớp gối, bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi các triệu chứng xảy ra.
  • Ưu tiên lựa chọn các thuốc có tác dụng chậm nhưng tác động đến nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện của bệnh.
  • Kết hợp cá thuốc với liều lượng thích hợp. Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc, khả năng đáp ứng với thuốc của bệnh nhân không cao nên thay đổi nhóm thuốc. 
  • Cần phải tiến hành làm xét nghiệm về chức năng của các tạng trước và trong khi điều trị.
  • Nếu việc điều trị có kết quả tốt, bác sĩ có thể cho giảm liều lượng hoặc chuyển sang liệu pháp điều trị với cường độ thấp. Điều này chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân.

3.2. Viêm khớp gối uống thuốc gì?

Tùy vào mức độ đau khớp gối mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp gối phù hợp. Các thuốc Tây y được Bộ Y tế khuyến cáo trong điều trị viêm khớp gối gồm có:

- Thuốc chống viêm: bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc nhóm này để làm giảm tình trạng viêm, sưng đau, tấy đỏ khớp gối, cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Có hai nhóm thuốc chống viêm được sử dụng trong điều trị viêm khớp gối:

  • Thuốc chống viêm không steroid: diclofenac, meloxicam, celecoxib,... Những người có tiền sử dạ dày không nên sử dụng nhóm thuốc này.
  • Thuốc chống viêm thuộc nhóm corticosteroid: prednisolon, methylprednisolon… Nhóm thuốc này được chỉ định khi sử dụng nhóm NSAID không hiệu quả.

- Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau không kê đơn thường được chỉ định là Paracetamol. 

- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Khi bị viêm khớp gối, ngoài việc sử dụng các thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh còn cần phải bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng, vitamin. Các chất này có tác dụng phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.

Việc điều trị viêm khớp gối bằng các thuốc Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thời gian dài. Do đó hiện nay thuốc hỗ trợ chữa viêm khớp gối bằng thuốc nam, đông y có nguồn gốc tự nhiên đang được ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu này sản phẩm Mộc Kiện Linh đã ra đời, cung cấp đầy đủ Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM từ màng trứng tự nhiên, chiết xuất Hạt tiêu đen, nhựa Nhũ hương. Trên lâm sàng, Mộc Kiện Linh đã được đánh giá có hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp gối.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp gối
Hỗ trợ điều trị viêm khớp gối 

4. Viêm khớp gối kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Xây dựng một chế độ ăn hợp lý cũng góp phần đáng kể trong việc điều trị viêm khớp gối, đau khớp gối. Vậy viêm khớp gối nên ăn gì? Kiêng gì?

Một số loại thực phẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho những người viêm khớp gối gồm:

  • Cá béo: cung cấp Vitamin D và Omega-3 dồi dào. Đây là những chất có tính kháng viêm mạnh và ức chế hình thành cytokine và các enzym phá vỡ sụn.
  • Xương ống, xương sườn: trong nước hầm xương ống, xương sườn rất giàu chondroitin và glucosamin giúp xương khớp khỏe mạnh, giảm viêm khớp gối.
  • Gia vị ớt, tiêu, gừng tỏi.
  • Súp lơ xanh: Sulforaphane trong súp lơ xanh giúp trung hòa các enzyme gây tổn thương sụn.
Viêm khớp gối nên ăn gì?
Viêm khớp gối nên ăn gì?

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tránh các thực phẩm dưới đây vì nó sẽ làm tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn.

  • Thực phẩm chứa hàm lượng phospho cao như phủ tạng động vật, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Cà pháo, cà ghém.
  • Chuối tiêu.
  • Nước ngọt, bánh kẹo ngọt, món ăn nhiều đường nhiều muối.
  • Các sản phẩm từ bơ, sữa có thành phần chứa các chất béo không bão hòa. 
  • Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông,...

Hy vọng rằng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp gối hiệu quả. 

Qúy độc giả có thể xem thêm bài viết: Viêm khớp cổ chân

 

Xếp hạng: 4 (2 bình chọn)

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE MỘC KIỆN LINH

Viên khớp    Mộc kiện linh    

Mộc Kiện Linh

Dùng cho người có nguy cơ bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
Người bị khô khớp, cứng khớp, đau nhức xương khớp do viêm khớp.

Tham khảo chi tiết sản phẩm: KHUYẾN MÃI MUA 1 TẶNG 1 (ẤN VÀO ĐÂY)

Giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, hỗ trợ bôi trơn ổ khớp và bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt.

Hỗ trợ giảm đau nhức khớp do viêm khớp.

Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống.

Mỗi viên nang chứa:    
- Methyl sulfonylmethan (MSM)    
- MAP3: Trong đó
    Màng trứng tự nhiên (CEM3)       
    Chiết xuất Nhũ Hương                 
    Chiết xuất Hồ tiêu đen                   
- Nano curcumin                       
- Collagen                                              
- Acid hyaluronic                                 

 

Uống sau bữa ăn.
Liều tăng cường: Ngày  2 lần x 2-3 viên/lần.
Liều duy trì: Ngày 2 lần x 2 viên/ lần.
Nên sử dụng liên tục và duy trì từ 3-6 tháng để sản phẩm phát huy hiệu quả tốt nhất.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Khuyến cáo: Không sử dụng cho phụ nữ có thai, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

MKL

 

Nhà thuốc bán mộc kiện linh

 

Tìm nhà thuốc gần nhất

  • Mộc Kiện Linh